Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Chân trời sáng tạo - Đề số 2 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Chân tròi sáng tạo Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Chân trời sáng tạo


Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Chân trời sáng tạo - Đề số 2

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A.
    Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một nguyên tố
  • B.
    Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất
  • C.
    Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố
  • D.
    Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
Câu 2 :

Ở điều kiện chuẩn, công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành là:

  • A.
    \({\Delta _f}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _r}H_{298}^0(sp) - \sum {{\Delta _r}H_{298}^0} } (c{\rm{d}})\)
  • B.
    \({\Delta _f}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _r}H_{298}^0(cd) - \sum {{\Delta _r}H_{298}^0} } (sp)\)
  • C.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(cd) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^0} } (sp)\)
  • D.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^0} } (c{\rm{d}})\)
Câu 3 :

Cho quá trình Fe 2+ \( \to \)Fe 3+ + 1e, đây là quá trình

  • A.
    Tự oxi hóa – khử
  • B.
    khử
  • C.
    nhận proton
  • D.
    oxi hóa
Câu 4 :

Sự khử là

  • A.
    sự kết hợp với oxygen
  • B.
    sự khử bỏ oxygen
  • C.
    sự nhận electron
  • D.
    sự nhường electron
Câu 5 :

Cho phương trình nhiệt hóa học: N 2 (g) + O 2 (g) \( \to \)2NO (g)     \({\Delta _r}H_{298}^0\)=179,20 kJ.

Phản ứng trên là phản ứng:

  • A.
    có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường
  • B.
    không có sự thay đổi năng lượng
  • C.
    thu nhiệt và hấp thu 179,20 kJ nhiệt
  • D.
    tỏa nhiệt và giải phóng 179,20 kJ nhiệt
Câu 6 :

Trong phản ứng dưới đây: \(Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O\). Nếu dùng 17,4g MnO 2 thì điều chế được bao nhiêu lít khí chlorine?

  • A.
    24,79
  • B.
    2,479
  • C.
    4,958
  • D.
    49,58
Câu 7 :

Biến thiên enthalpy của một  phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới đây. Kết luận nào sau đây là đúng

  • A.
    Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm
  • B.
    Phản ứng tỏa nhiệt
  • C.
    Phản ứng thu nhiệt
  • D.
    Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol
Câu 8 :

Trong phản ứng: 2FeCl 3 + H 2 S \( \to \)2FeCl 2 + S + 2HCl. Vai trò của H 2 S là:

  • A.
    chất oxi hóa
  • B.
    Acid
  • C.
    vừa là acid vừa là chất khử
  • D.
    chất khử
Câu 9 :

Dung dịch glucose (C 6 H 12 O 6 ) 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO 2 (g) và H 2 O (l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là

  • A.
    397,09 kJ
  • B.
    381,67 kJ
  • C.
    389,30 kJ
  • D.
    416,02 kJ
Câu 10 :

Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:

Biến thiên enthalpy của phản ứng: C 3 H 8 (g) \( \to \)CH 4 (g) + C 2 H 4 (g) có giá trị là

  • A.
    103 kJ
  • B.
    -103 kJ
  • C.
    80 kJ
  • D.
    – 80 kJ
Câu 11 :

Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

CO 2 (g) \( \to \)CO(g) + ½ O 2 (g)    \({\Delta _r}H_{298}^0\)=280kJ

Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng: 2CO 2 (g) \( \to \)3CO(g) + O 2 (g) là:

  • A.
    140 kJ
  • B.
    -1120 kJ
  • C.
    560 kJ
  • D.
    -420 kJ
Câu 12 :

Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

4FeS 2 (s) + 11O 2 \( \to \)2Fe 2 O 3 (s) + 8SO 2 (g)

Biết nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^0\)của FeS2(s), Fe2O3(s), và SO2(g) lần lượt là -177,9 kJ/mol, -825,5 kJ/mol và -296,8 kJ/mol. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.
    \({\Delta _f}H_{298}^0\)(O 2 (g))= 0 kJ
  • B.
    \(\sum {{\Delta _f}H_{298}^0} \)(sp) = -4025,4 kJ
  • C.
    \(\sum {{\Delta _f}H_{298}^0} \)(cđ) = -771,6 kJ
  • D.
    Đây là phản ứng thu nhiệt
Câu 13 :

Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất trong phương trình:

Biến thiên enthalpy của phản ứng sau: N 2 O 4 (g) +3CO(g) \( \to \)N 2 O(g) + 3CO 2 (g)

  • A.
    -10,89 kJ
  • B.
    10,89 kJ
  • C.
    20,1 kJ
  • D.
    -20,1 kJ
Câu 14 :

Phương trình nhiệt hóa học cho biết thông tin nào về phản ứng hóa học:

  • A.
    Nhiệt phản ứng
  • B.
    Trạng thái của chất đầu
  • C.
    Trạng thái của chất sản phẩm
  • D.
    Cả A, B, C đúng
Câu 15 :

: Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tất cả các phản ứng cháy đều tỏa nhiệt

(2) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt

(3) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt

(4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt

(5) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể

(6) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,…) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào

  • A.
    2
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    5
II. Tự luận
Câu 2 :

: Xác định biến thiên enthalpy \({\Delta _r}H_{298}^0\)của mỗi phản ứng sau:

a, Phản ứng nhiệt phân đá vôi:

Chất

CaCO 3 (s)

CaO(s)

CO 2 (g)

\({\Delta _f}H_{298}^0\)

-1206,9

-635,1

-393,5

b, Phản ứng đốt cháy methane:

Liên kết

C - H

O = O

C=O

O-H

E b (kJ/mol)

418

494

732

459

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A.
    Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một nguyên tố
  • B.
    Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất
  • C.
    Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố
  • D.
    Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về phản ứng oxi hóa khử

Lời giải chi tiết :

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc một số nguyên tố

Đáp án C

Câu 2 :

Ở điều kiện chuẩn, công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành là:

  • A.
    \({\Delta _f}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _r}H_{298}^0(sp) - \sum {{\Delta _r}H_{298}^0} } (c{\rm{d}})\)
  • B.
    \({\Delta _f}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _r}H_{298}^0(cd) - \sum {{\Delta _r}H_{298}^0} } (sp)\)
  • C.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(cd) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^0} } (sp)\)
  • D.
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^0} } (c{\rm{d}})\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính biến thiên năng lượng của phản ứng

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^0} } (c{\rm{d}})\)

Đáp án C

Câu 3 :

Cho quá trình Fe 2+ \( \to \)Fe 3+ + 1e, đây là quá trình

  • A.
    Tự oxi hóa – khử
  • B.
    khử
  • C.
    nhận proton
  • D.
    oxi hóa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về chất khử và chất oxi hóa

Lời giải chi tiết :

Fe 2+ \( \to \)Fe 3+ + 1e: ion Fe 2+ đã nhường 1 electron để trở thành ion Fe 3+ => đây là chất khử có quá trình oxi hóa

Đáp án D

Câu 4 :

Sự khử là

  • A.
    sự kết hợp với oxygen
  • B.
    sự khử bỏ oxygen
  • C.
    sự nhận electron
  • D.
    sự nhường electron

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm chất khử, chất oxi hóa

Lời giải chi tiết :

Sự khử là quá trình nhận electron

Đáp án C

Câu 5 :

Cho phương trình nhiệt hóa học: N 2 (g) + O 2 (g) \( \to \)2NO (g)     \({\Delta _r}H_{298}^0\)=179,20 kJ.

Phản ứng trên là phản ứng:

  • A.
    có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường
  • B.
    không có sự thay đổi năng lượng
  • C.
    thu nhiệt và hấp thu 179,20 kJ nhiệt
  • D.
    tỏa nhiệt và giải phóng 179,20 kJ nhiệt

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu của \({\Delta _r}H_{298}^0\)

Lời giải chi tiết :

Phản ứng trên có \({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0 => phản ứng thu nhiệt và hấp thu 179,20 kJ nhiệt

Đáp án C

Câu 6 :

Trong phản ứng dưới đây: \(Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O\). Nếu dùng 17,4g MnO 2 thì điều chế được bao nhiêu lít khí chlorine?

  • A.
    24,79
  • B.
    2,479
  • C.
    4,958
  • D.
    49,58

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào số mol của MnO 2

Lời giải chi tiết :

n MnO2 = 17,4 : 87 = 0,2 mol

theo phản ứng: n MnO2 = n HCl = 0,2 mol => V Cl2 = 0,2 . 24,79 = 4,958l

Câu 7 :

Biến thiên enthalpy của một  phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới đây. Kết luận nào sau đây là đúng

  • A.
    Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm
  • B.
    Phản ứng tỏa nhiệt
  • C.
    Phản ứng thu nhiệt
  • D.
    Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ đồ biến thiên enthalpy của phản ứng

Lời giải chi tiết :

Nhiệt tạo thành của sản phẩm nhỏ hơn nhiệt tạo thành của chất tham gia nên \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng < 0 => phản ứng tỏa nhiệt

Đáp án B

Câu 8 :

Trong phản ứng: 2FeCl 3 + H 2 S \( \to \)2FeCl 2 + S + 2HCl. Vai trò của H 2 S là:

  • A.
    chất oxi hóa
  • B.
    Acid
  • C.
    vừa là acid vừa là chất khử
  • D.
    chất khử

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa H 2 S

Lời giải chi tiết :

\({H_2}\mathop S\limits^{ - 2}  \to \mathop S\limits^o  + 2{\rm{e}}\)=> nhường electron => chất khử

Đáp án D

Câu 9 :

Dung dịch glucose (C 6 H 12 O 6 ) 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO 2 (g) và H 2 O (l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là

  • A.
    397,09 kJ
  • B.
    381,67 kJ
  • C.
    389,30 kJ
  • D.
    416,02 kJ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính số mol glucose trong 500ml dung dịch

Lời giải chi tiết :

m dung dịch glucose = 500.1,02 = 510g => m glucose = 510 . 5% = 25,5g

Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó nhận được là:

\(\frac{{25,5.2830}}{{180}} = 397,09kJ\)

Đáp án A

Câu 10 :

Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:

Biến thiên enthalpy của phản ứng: C 3 H 8 (g) \( \to \)CH 4 (g) + C 2 H 4 (g) có giá trị là

  • A.
    103 kJ
  • B.
    -103 kJ
  • C.
    80 kJ
  • D.
    – 80 kJ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào năng lượng liên kết của các chất

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0\)= E C3H8 – E CH4 – E C2H4 = (2.E C-C + 8.E C-H ) – 4.E C-H – E C=C – 4. E C-H

= 2.346 + 8.418 – 4.418 – 612 – 4.418 = 80 kJ

Đáp án C

Câu 11 :

Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

CO 2 (g) \( \to \)CO(g) + ½ O 2 (g)    \({\Delta _r}H_{298}^0\)=280kJ

Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng: 2CO 2 (g) \( \to \)3CO(g) + O 2 (g) là:

  • A.
    140 kJ
  • B.
    -1120 kJ
  • C.
    560 kJ
  • D.
    -420 kJ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng

Lời giải chi tiết :

Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng: 2CO 2 (g) \( \to \)3CO(g) + O 2 (g) là: 2. \({\Delta _r}H_{298}^0\)(1) = 2.280 = 560 kJ

Đáp án C

Câu 12 :

Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

4FeS 2 (s) + 11O 2 \( \to \)2Fe 2 O 3 (s) + 8SO 2 (g)

Biết nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^0\)của FeS2(s), Fe2O3(s), và SO2(g) lần lượt là -177,9 kJ/mol, -825,5 kJ/mol và -296,8 kJ/mol. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.
    \({\Delta _f}H_{298}^0\)(O 2 (g))= 0 kJ
  • B.
    \(\sum {{\Delta _f}H_{298}^0} \)(sp) = -4025,4 kJ
  • C.
    \(\sum {{\Delta _f}H_{298}^0} \)(cđ) = -771,6 kJ
  • D.
    Đây là phản ứng thu nhiệt

Đáp án : C

Phương pháp giải :

\(\sum {{\Delta _f}H_{298}^0} \)(cđ) = 4. \({\Delta _f}H_{298}^0\)(FeS 2 ) = 4. – 177,9 = - 711,6 kJ

\(\sum {{\Delta _f}H_{298}^0} \)(sp) = 2. \({\Delta _f}H_{298}^0\)(Fe 2 O 3 ) + 8. \({\Delta _f}H_{298}^0\)(SO 2 ) = 2.(-825,5) + 8.(-296,8) = -4025,4 kJ

Đáp án C

Câu 13 :

Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất trong phương trình:

Biến thiên enthalpy của phản ứng sau: N 2 O 4 (g) +3CO(g) \( \to \)N 2 O(g) + 3CO 2 (g)

  • A.
    -10,89 kJ
  • B.
    10,89 kJ
  • C.
    20,1 kJ
  • D.
    -20,1 kJ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0\)= \({\Delta _f}H_{298}^0\)(N 2 O) + \({\Delta _f}H_{298}^0\)(CO 2 ) – 3. \({\Delta _f}H_{298}^0\)(CO) - \({\Delta _f}H_{298}^0\)(N 2 O 4 )

= 82,05 + (-393,5) – 3.(-110,5) – 9,16 = 10,89 kJ

Đáp án B

Câu 14 :

Phương trình nhiệt hóa học cho biết thông tin nào về phản ứng hóa học:

  • A.
    Nhiệt phản ứng
  • B.
    Trạng thái của chất đầu
  • C.
    Trạng thái của chất sản phẩm
  • D.
    Cả A, B, C đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức của năng lượng hóa học

Lời giải chi tiết :

Phương trình nhiệt hóa học cho biết nhiệt của phản ứng, trạng thái chất đầu và chất cuối

Đáp án D

Câu 15 :

: Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tất cả các phản ứng cháy đều tỏa nhiệt

(2) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt

(3) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt

(4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt

(5) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể

(6) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,…) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào

  • A.
    2
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về năng lượng hóa học

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) đúng

(3) sai, vì phản ứng nung KNO 3 là phản ứng thu nhiệt

(4) đúng

(5) sai, vì thể của các chất có nhiệt tạo thành khác nhau

(6) sai, sự cháy của nhiên liệu là phản ứng tỏa nhiệt

Đáp án C

II. Tự luận
Lời giải chi tiết :

n Fe = 2,8 : 56 = 0,05 mol

Fe + H 2 SO 4 \( \to \)FeSO 4 + H 2

0,05                      0,05       0,05

V H2 = 0,05 . 24,79 = 1,2395 lít

10FeSO 4 + 2KMnO 4 + 8H 2 SO 4 \( \to \)5Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + 2MnSO 4 + 8H 2 O

0,05 \( \to \)          0,01

V KMnO4 = 0,01 : 0,1 = 0,1 lít = 100ml

Câu 2 :

: Xác định biến thiên enthalpy \({\Delta _r}H_{298}^0\)của mỗi phản ứng sau:

a, Phản ứng nhiệt phân đá vôi:

Chất

CaCO 3 (s)

CaO(s)

CO 2 (g)

\({\Delta _f}H_{298}^0\)

-1206,9

-635,1

-393,5

b, Phản ứng đốt cháy methane:

Liên kết

C - H

O = O

C=O

O-H

E b (kJ/mol)

418

494

732

459

Lời giải chi tiết :

a) \({\Delta _r}H_{298}^0\)= \({\Delta _f}H_{298}^0\)(CaO) + \({\Delta _f}H_{298}^0\)(CO 2 ) - \({\Delta _f}H_{298}^0\)(CaCO 3 )

= (-635,1) + (-393,5) – (-1206,9) = 178,3 kJ

b) \({\Delta _r}H_{298}^0\)= E CH4 + 2. E O2 – E CO2 – 2. E H2O

= 4. E C-H + 2. E O=O – 2. E C=O – 2. 2. E O-H = 4.418 + 2.494 – 2.732 – 4.459 = -640 kJ


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 12
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 13
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 bộ sách chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết