Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 6 - Chân trời sáng tạo Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo


Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 (NB): Phân số nào dưới đây không biểu diễn phần tô màu cam trong hình bên:

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Phân số nào dưới đây không biểu diễn phần tô màu cam trong hình bên:

  • A.
    \(\frac{{30}}{{40}}\)
  • B.
    \(\frac{1}{4}\).
  • C.
    \(\frac{3}{4}\)
  • D.
    \(\frac{6}{8}\)
Câu 2 :

Giá trị \(\frac{3}{4}\) của – 60 là:

  • A.
    80.
  • B.
    - 80.
  • C.
    45.
  • D.
    - 45.
Câu 3 :

Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{3}{4}\) khi

  • A.
    \(a.3 = b.4\).
  • B.
    \(a.4 = 3.b\).
  • C.
    \(a + 4 = b + 3\).
  • D.
    \(a - 4 = b - 3\).
Câu 4 :

Khi rút gọn phân \(\frac{{ - 27}}{{63}}\) ta được phân số tối giản là số nào sau đây?

  • A.
    \(\frac{9}{{21}}\).
  • B.
    \(\frac{{ - 3}}{7}\).
  • C.
    \(\frac{3}{7}\).
  • D.
    \(\frac{{ - 9}}{{21}}\).
Câu 5 :

Trong các hình sau, hình nào có trục đối xứng?

  • A.
    Hình 1.
  • B.
    Hình 2.
  • C.
    Hình 3.
  • D.
    Hình 4.
Câu 6 :

Trong các công trình dưới đây, có bao nhiêu công trình có trục đối xứng?

  • A.
    0.
  • B.
    1.
  • C.
    2.
  • D.
    3.
Câu 7 :

Trong tự nhiên, hình nào trong các hình dưới đây không có tâm đối xứng

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 8 :

Chọn phát biểu sai. Khi O là trung điểm của đoạn AB thì

  • A.
    A đối xứng với B qua O.
  • B.
    Điểm đối xứng với O qua O là chính nó.
  • C.
    A không phải là điểm đối xứng của B qua O.
  • D.
    A và B đều đúng.
Câu 9 :

Cho hình vẽ sau.

Đường thẳng n đi qua điểm nào?

  • A.
    Điểm A.
  • B.
    Điểm B và điểm C.
  • C.
    Điểm B và điểm D.
  • D.
    Điểm D và điểm C.
Câu 10 :

Cho F là điểm nằm giữa hai điểm P và Q. Khi đó tia đối của tia FQ là

  • A.
    tia QF.
  • B.
    tia QP.
  • C.
    tia FP.
  • D.
    tia PF.
Câu 11 :

Em hãy chọn câu đúng.

  • A.
    Qua hai điểm phân biệt có vô số đường thẳng.
  • B.
    Có vô số điểm cùng thuộc một đường thẳng.
  • C.
    Hai đường thẳng phân biệt thì song song.
  • D.
    Trong ba điểm thẳng hàng thì có hai điểm nằm giữa.
Câu 12 :

Dựa vào hình vẽ, hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

  • A.
    Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau.
  • B.
    Hai đường thẳng AB và AC song song với nhau.
  • C.
    Hai đường thẳng AB và AC trùng nhau.
  • D.
    Hai đường thẳng AB và AC có hai điểm chung.
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Phân số nào dưới đây không biểu diễn phần tô màu cam trong hình bên:

  • A.
    \(\frac{{30}}{{40}}\)
  • B.
    \(\frac{1}{4}\).
  • C.
    \(\frac{3}{4}\)
  • D.
    \(\frac{6}{8}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ và tìm các phân số bằng với phân số đó..

Lời giải chi tiết :

Ta thấy trong hình có 40 ô và có 30 ô màu cam nên ta có phân số biểu diễn phần tô màu cam trong hình bên là \(\frac{{30}}{{40}}\).

Các phân số bằng với phân số \(\frac{{30}}{{40}}\) là \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{6}{8}\).

Vậy phân số không biểu diễn là phân số \(\frac{1}{4}\).

Đáp án B.

Câu 2 :

Giá trị \(\frac{3}{4}\) của – 60 là:

  • A.
    80.
  • B.
    - 80.
  • C.
    45.
  • D.
    - 45.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính \(\frac{m}{n}\) của a bằng \(a.\frac{m}{n}\).

Lời giải chi tiết :

Giá trị \(\frac{3}{4}\) của – 60 là: \(\left( { - 60} \right).\frac{3}{4} =  - 45\).

Đáp án D.

Câu 3 :

Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{3}{4}\) khi

  • A.
    \(a.3 = b.4\).
  • B.
    \(a.4 = 3.b\).
  • C.
    \(a + 4 = b + 3\).
  • D.
    \(a - 4 = b - 3\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) khi \(ad = bc\).

Lời giải chi tiết :

Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{3}{4}\) khi \(a.4 = 3.b\) .

Đáp án B.

Câu 4 :

Khi rút gọn phân \(\frac{{ - 27}}{{63}}\) ta được phân số tối giản là số nào sau đây?

  • A.
    \(\frac{9}{{21}}\).
  • B.
    \(\frac{{ - 3}}{7}\).
  • C.
    \(\frac{3}{7}\).
  • D.
    \(\frac{{ - 9}}{{21}}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc rút gọn phân số.

Lời giải chi tiết :

\(\frac{{ - 27}}{{63}} = \frac{{ - 27:9}}{{63:9}} = \frac{{ - 3}}{7}\).

Đáp án B.

Câu 5 :

Trong các hình sau, hình nào có trục đối xứng?

  • A.
    Hình 1.
  • B.
    Hình 2.
  • C.
    Hình 3.
  • D.
    Hình 4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về trục đối xứng.

Lời giải chi tiết :

Hình có trục đối xứng là hình 1.

Đáp án A.

Câu 6 :

Trong các công trình dưới đây, có bao nhiêu công trình có trục đối xứng?

  • A.
    0.
  • B.
    1.
  • C.
    2.
  • D.
    3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về trục đối xứng.

Lời giải chi tiết :

Cả ba công trình trên đều có trục đối xứng.

Đáp án D.

Câu 7 :

Trong tự nhiên, hình nào trong các hình dưới đây không có tâm đối xứng

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng.

Lời giải chi tiết :

Trong các hình này, hình không có tâm đối xứng là hình sao biển.

Đáp án B.

Câu 8 :

Chọn phát biểu sai. Khi O là trung điểm của đoạn AB thì

  • A.
    A đối xứng với B qua O.
  • B.
    Điểm đối xứng với O qua O là chính nó.
  • C.
    A không phải là điểm đối xứng của B qua O.
  • D.
    A và B đều đúng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tính đối xứng.

Lời giải chi tiết :

O là trung điểm của AB thì A đối xứng với B qua O nên A đúng C sai.

O đối xứng với O qua chính nó nên B đúng.

Đáp án C.

Câu 9 :

Cho hình vẽ sau.

Đường thẳng n đi qua điểm nào?

  • A.
    Điểm A.
  • B.
    Điểm B và điểm C.
  • C.
    Điểm B và điểm D.
  • D.
    Điểm D và điểm C.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Đường thẳng n đi qua điểm B và điểm C

Đáp án B.

Câu 10 :

Cho F là điểm nằm giữa hai điểm P và Q. Khi đó tia đối của tia FQ là

  • A.
    tia QF.
  • B.
    tia QP.
  • C.
    tia FP.
  • D.
    tia PF.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tia đối.

Lời giải chi tiết :

Tia đối của tia FQ là tia FP (vì F nằm giữa P và Q).

Đáp án C.

Câu 11 :

Em hãy chọn câu đúng.

  • A.
    Qua hai điểm phân biệt có vô số đường thẳng.
  • B.
    Có vô số điểm cùng thuộc một đường thẳng.
  • C.
    Hai đường thẳng phân biệt thì song song.
  • D.
    Trong ba điểm thẳng hàng thì có hai điểm nằm giữa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đường thẳng.

Lời giải chi tiết :

Qua hai điểm phân biệt chỉ có 1 đường thẳng nên A sai.

Có vô số điểm cùng thuộc một đường thẳng. nên B đúng.

Hai đường thẳng phân biết chưa chắc đã song song nên C sai.

Trong ba điểm thẳng hàng chỉ có một điểm nằm giữa nên D sai.

Đáp án B.

Câu 12 :

Dựa vào hình vẽ, hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

  • A.
    Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau.
  • B.
    Hai đường thẳng AB và AC song song với nhau.
  • C.
    Hai đường thẳng AB và AC trùng nhau.
  • D.
    Hai đường thẳng AB và AC có hai điểm chung.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ để xác định.

Lời giải chi tiết :

Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau tại A.

Đáp án A.

II. Tự luận
Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc tính với phân số.

Lời giải chi tiết :

a) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{7} = \frac{2}{7}\)

b) \(\frac{2}{3} + \frac{{ - 3}}{5} = \frac{{10}}{{15}} + \frac{{ - 9}}{{15}} = \frac{1}{{15}}\)

c) \(\frac{2}{9} - \left( {\frac{1}{{20}} + \frac{2}{9}} \right) = \frac{2}{9} - \frac{1}{{20}} - \frac{2}{9} = - \frac{1}{{20}}\)

d) \(\frac{{11}}{{23}}.\frac{{12}}{{17}} + \frac{{11}}{{23}}.\frac{5}{{17}} + \frac{{12}}{{23}}\)\( = \frac{{11}}{{23}}.\left( {\frac{{12}}{{17}} + \frac{5}{{17}}} \right) + \frac{{12}}{{23}}\) \( = \frac{{11}}{{23}} \cdot 1 + \frac{{12}}{{23}}\)\( = \frac{{23}}{{23}}\)\( = 1\)

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về trục đối xứng, tâm đối xứng để xác định.

Lời giải chi tiết :

a) Ta vẽ được đường thẳng d là trục đối xứng của Hình 1 như sau:

b) Tâm đối xứng I của hình 2 là giao điểm của các đoạn thẳng nối các chấm cùng màu.

Phương pháp giải :

Áp dụng cách tính \(\frac{m}{n}\) của a bằng \(a.\frac{m}{n}\).

Lời giải chi tiết :

Số gạo ngày thứ hai bán được là: \(\frac{4}{9}.\left( {1 - \frac{1}{3}} \right) = \frac{8}{{27}}\) (tổng số gạo)

1400kg gạo tương ứng với phân số \(1 - \frac{1}{3} - \frac{8}{{27}} = \frac{{10}}{{27}}\) (tổng số gạo).

Số gạo bán được trong 3 ngày là: \(1400:\frac{{10}}{{27}} = 3780\) (kg)

Vậy số gạo bán được trong cả ba ngày là 3780kg.

Phương pháp giải :

Vẽ hình theo yêu cầu.

a) Chứng minh OA < OB nên A nằm giữa O và B.

b) Tính KA dựa vào KO và OA. So sánh KA và AB.

Lời giải chi tiết :

a) Trên tia Ox ta có OA = 3cm, OB = 6cm vì 3 < 6 nên OA < OB

Do đó A nằm giữa O và B. (1)

Suy ra: OA + AB = OB

Thay số ta được 3 + AB = 6

Suy ra AB = 3(cm)

Mà OA = 3(cm) nên OA = AB (2)

Từ (1) và (2) suy ra: A là trung điểm của OB (đpcm)

b) Ta có A thuộc tia Ox, K thuộc tia đối của tia Ox nên A và K nằm khác phía đối với O hay O nằm giữa K và A.

Suy ra KO + OA = KA.

Thay số ta được 1 + 3 = KA

Suy ra KA = 4(cm).

Mà AB = 3cm nên KA > AB (do 4 > 3).

Vậy KA > AB.

Phương pháp giải :

Tính chiều rộng của mảnh vườn theo chiều dài.

Sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích mảnh vườn.

Lời giải chi tiết :

Chiều rộng của mảnh vườn là:

\(10.\frac{3}{5} = 6\left( m \right)\)

Diện tích của mảnh vườn là:

\(10.6 = 60\left( {{m^2}} \right)\)

Vậy diện tích mảnh vườn là \(60{m^2}\).


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 - Đề số 5 - Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 9
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10
Đề thi giữa kì 2 môn Toán 6 CTST có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 2 môn Toán 6 CTST có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo