Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 13 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Chân trời sáng tạo Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo


Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 13

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Căn bậc hai số học của 36 là:

  • A.
    \(\sqrt 6 \) .
  • B.
    6.
  • C.
    – 6.
  • D.
    –\(\sqrt 6 \).
Câu 2 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
    \( - 1,(3)\, \notin \,\,\mathbb{R}\) .
  • B.
    \(3,5\, \in \,\,{\rm{I}}\).
  • C.
    \(\pi \, \in \,\,\mathbb{R}\).
  • D.
    \(\sqrt {11} \, \notin \,\,{\rm{I}}\).
Câu 3 :

Cho \(\left| x \right|\) = 9 thì giá trị của x là:

  • A.
    x = 9 hoặc x = –9 .
  • B.
    x = 3.
  • C.
    x = 3  hoặc x = – 3.
  • D.
    x = –9.
Câu 4 :

Hình hộp chữ nhật \({\rm{ABCD}}{\rm{.}}\,{\rm{A'B'C'D'}}\)có \({\rm{AD}}\,{\rm{ = }}\,7{\rm{cm}}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
    \({\rm{A'B'}} = 7\,{\rm{cm}}\) . .
  • B.
    \({\rm{B'C'}} = 7\,{\rm{cm}}\)
  • C.
    \({\rm{CC'}} = 7{\rm{cm}}\).
  • D.
    \({\rm{BD'}} = 7{\rm{cm}}\).
Câu 5 :

Quan sát lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF ở hình bên. Hỏi mặt bên ABED là hình gì?

  • A.
    Hình thoi.
  • B.
    Hình bình hành.
  • C.
    Hình thang cân.
  • D.
    Hình chữ nhật.
Câu 6 :

Hãy điền vào chỗ “….” để được khẳng định đúng: Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a …............. đường thẳng song song với đường thẳng a.

  • A.
    chỉ có một.
  • B.
    có vô số.
  • C.
    không có.
  • D.
    có hai.
Câu 7 :

Quan sát lăng trụ đứng tứ giác ở hình bên. Cho biết lăng trụ đứng bên là hình gì?

  • A.
    Hình trụ đứng tam giác.
  • B.
    Hình lăng trụ đứng lục giác.
  • C.
    Hình trụ.
  • D.
    Hình lập phương.
Câu 8 :

Biểu đồ hình quạt tròn ở hình bên biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn môn thể thao ưa thích nhất trong bốn môn: Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền của học sinh khối 7 ở trường A. Mỗi học sinh chỉ được chọn một môn thể thao khi được hỏi ý kiến. Hỏi số học sinh chọn môn Bóng đá và Cầu lông.

  • A.
    40%.
  • B.
    65%.
  • C.
    55%.
  • D.
    45%.
Câu 9 :

Trong các số sau, số nào biểu diễn số thập phân vô hạn tuần hoàn?

  • A.
    \(\frac{1}{{10}}\).
  • B.
    \(\frac{2}{5}\).
  • C.
    \(\frac{7}{6}\).
  • D.
    \(\sqrt {13} \).
Câu 10 :

Quan sát hình vẽ bên dưới, tia phân giác của góc xOy là:

  • A.
    Ox.
  • B.
    Oy.
  • C.
    Ot.
  • D.
    không có.
Câu 11 :

Cho hình vẽ bên, biết a // b. Số đo  là bao nhiêu?

  • A.
    60 0 .
  • B.
    65 0 .
  • C.
    115 0 .
  • D.
    100 0 .
Câu 12 :

Hình vẽ nào sau đây không có hai đường thẳng song song?

  • A.
    Hình 1.
  • B.
    Hình 2.
  • C.
    Hình 3.
  • D.
    Hình 4.
II. Tự luận
Câu 6 :

Hãy nêu dữ liệu chưa hợp lí trong mỗi bảng thống kê sau:

a)

Lớp

Sĩ số

Số học sinh đăng ký tham quan ngoại khóa

7A

45

35

7B

50

42

7C

48

50

7D

47

30

Tổng

190

157

  1. b)

Tỉ số phần trăm các loại xe trong nhà xe của chung cư A

Loại xe

Tỉ số phần trăm

Xe đạp

15%

Xe gắn máy

65%

Xe điện

15%

Ô tô

8%

Tổng

103%

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Căn bậc hai số học của 36 là:

  • A.
    \(\sqrt 6 \) .
  • B.
    6.
  • C.
    – 6.
  • D.
    –\(\sqrt 6 \).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về căn bậc hai số học: Căn bậc hai số học của số a không âm là số x không âm sao cho \({x^2} = a\).

Lời giải chi tiết :

Căn bậc hai số học của 36 là \(\sqrt {36}  = 6\).

Câu 2 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
    \( - 1,(3)\, \notin \,\,\mathbb{R}\) .
  • B.
    \(3,5\, \in \,\,{\rm{I}}\).
  • C.
    \(\pi \, \in \,\,\mathbb{R}\).
  • D.
    \(\sqrt {11} \, \notin \,\,{\rm{I}}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

\(\mathbb{R}\) là tập hợp các số thực.

\(I\) là tập hợp các số vô tỉ.

Lời giải chi tiết :

\( - 1,\left( 3 \right)\) là số thực nên A sai.

\(3,5 = \frac{{35}}{{10}} = \frac{7}{2}\) là số hữu tỉ nên không phải là số vô tỉ, do đó \(3,5 \notin \,{\rm{I}}\) nên B sai.

\(\pi  = 3,14...\) là số thực, \(\pi \, \in \,\,\mathbb{R}\) nên C đúng.

\(\sqrt {11} \) là số vô tỉ nên D sai.

Câu 3 :

Cho \(\left| x \right|\) = 9 thì giá trị của x là:

  • A.
    x = 9 hoặc x = –9 .
  • B.
    x = 3.
  • C.
    x = 3  hoặc x = – 3.
  • D.
    x = –9.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về dấu giá trị tuyệt đối.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left| x \right| = 9\) thì x = 9 hoặc x = –9.

Câu 4 :

Hình hộp chữ nhật \({\rm{ABCD}}{\rm{.}}\,{\rm{A'B'C'D'}}\)có \({\rm{AD}}\,{\rm{ = }}\,7{\rm{cm}}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
    \({\rm{A'B'}} = 7\,{\rm{cm}}\) . .
  • B.
    \({\rm{B'C'}} = 7\,{\rm{cm}}\)
  • C.
    \({\rm{CC'}} = 7{\rm{cm}}\).
  • D.
    \({\rm{BD'}} = 7{\rm{cm}}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về hình hộp chữ nhật.

Lời giải chi tiết :

Ta có: AD = A’D’ = B’C’ = BC = 7cm nên B đúng.

Câu 5 :

Quan sát lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF ở hình bên. Hỏi mặt bên ABED là hình gì?

  • A.
    Hình thoi.
  • B.
    Hình bình hành.
  • C.
    Hình thang cân.
  • D.
    Hình chữ nhật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hình lăng trụ đứng tam giác là hình hai mặt đáy là hình tam giác song song với nhau, ba mặt bên là các hình chữ nhật, các cạnh bên song song và bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF có các cạnh bên là các hình chữ nhật nên chọn đáp án D.

Câu 6 :

Hãy điền vào chỗ “….” để được khẳng định đúng: Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a …............. đường thẳng song song với đường thẳng a.

  • A.
    chỉ có một.
  • B.
    có vô số.
  • C.
    không có.
  • D.
    có hai.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các đường thẳng song song.

Lời giải chi tiết :

Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng a.

Câu 7 :

Quan sát lăng trụ đứng tứ giác ở hình bên. Cho biết lăng trụ đứng bên là hình gì?

  • A.
    Hình trụ đứng tam giác.
  • B.
    Hình lăng trụ đứng lục giác.
  • C.
    Hình trụ.
  • D.
    Hình lập phương.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm các hình đã học.

Lời giải chi tiết :

Hình lăng trụ đứng tứ giác bên có các cạnh bằng nhau và bằng 4cm nên hình bên là hình lập phương.

Câu 8 :

Biểu đồ hình quạt tròn ở hình bên biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn môn thể thao ưa thích nhất trong bốn môn: Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền của học sinh khối 7 ở trường A. Mỗi học sinh chỉ được chọn một môn thể thao khi được hỏi ý kiến. Hỏi số học sinh chọn môn Bóng đá và Cầu lông.

  • A.
    40%.
  • B.
    65%.
  • C.
    55%.
  • D.
    45%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát biểu đồ để xác định số phần trăm học sinh chọn môn Bóng đá và Cầu lông.

Lời giải chi tiết :

Số học sinh chọn môn Bóng đá chiếm 40%, số học sinh chọn môn Cầu lông chiếm 25% nên tổng số học sinh chọn môn Bóng đá và Cầu lông chiếm: 40% + 25% = 65% tổng số học sinh.

Câu 9 :

Trong các số sau, số nào biểu diễn số thập phân vô hạn tuần hoàn?

  • A.
    \(\frac{1}{{10}}\).
  • B.
    \(\frac{2}{5}\).
  • C.
    \(\frac{7}{6}\).
  • D.
    \(\sqrt {13} \).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các phân số tối giản với mẫu số dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 đều viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Lời giải chi tiết :

\(\frac{1}{{10}}\) và \(\frac{2}{5}\) có mẫu chỉ có ước nguyên tố là 2 và 5 nên không biểu diễn số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(\frac{7}{6}\) mẫu số có ước là 2 và 3 nên biểu diễn số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(\sqrt {13} \) không viết được dưới dạng phân số nên không phải số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Câu 10 :

Quan sát hình vẽ bên dưới, tia phân giác của góc xOy là:

  • A.
    Ox.
  • B.
    Oy.
  • C.
    Ot.
  • D.
    không có.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất tia phân giác của một góc: \(Ot\) là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) nên \(\widehat {xOt} = \widehat {tOy} = \frac{1}{2}\widehat {xOy}\).

Lời giải chi tiết :

Vì \(\widehat {xOt} = \widehat {tOy}\) và Ot nằm trong góc xOy nên Ot là tia phân giác của góc xOy.

Câu 11 :

Cho hình vẽ bên, biết a // b. Số đo  là bao nhiêu?

  • A.
    60 0 .
  • B.
    65 0 .
  • C.
    115 0 .
  • D.
    100 0 .

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của hai đường thẳng song song: Hai đường thẳng song song với nhau thì hai góc so le trong bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Vì a // b nên \(\widehat {{N_1}} = \widehat {NMa} = {65^0}\) (2 góc so le trong).

Câu 12 :

Hình vẽ nào sau đây không có hai đường thẳng song song?

  • A.
    Hình 1.
  • B.
    Hình 2.
  • C.
    Hình 3.
  • D.
    Hình 4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Lời giải chi tiết :

Hình 1 có hai góc so le trong bằng nhau (= 45 0 ) nên hình 1 có hai đường thẳng song song.

Hình 2 hai góc so le trong không bằng nhau nên hình 2 không có hai đường thẳng song song.

Hình 3 có hai góc đồng vị bằng nhau (= 60 0 ) nên hình 3 có hai đường thẳng song song.

Hình 4 có hai góc đồng vị bằng nhau (= 90 0 ) nên hình 4 có hai đường thẳng song song.

II. Tự luận
Phương pháp giải :

Số đối của số a là – a.

Lời giải chi tiết :

- Số đối của \(\frac{{11}}{{29}}\)  là \( - \,\,\frac{{11}}{{29}}\).

- Số đối của \( - \sqrt {97} \) là \( - \left( { - \sqrt {97} } \right) = \sqrt {97} \).

Phương pháp giải :

a) Nhóm nhân tử chung để tính.

b) Sử dụng quy tắc chuyển vế để tìm x.

Lời giải chi tiết :

a) \(\frac{7}{{10}} \cdot \frac{{15}}{{19}} + \frac{7}{{10}} \cdot \frac{4}{{19}}\)

\(\begin{array}{l} = \frac{7}{{10}}\left( {\frac{{15}}{{19}} + \frac{4}{{19}}} \right)\\ = \frac{7}{{10}}.1\\ = \frac{7}{{10}}\end{array}\)

b) \(0,8 - \left( {{\rm{x + }}\frac{3}{5}} \right) = \frac{1}{2}\)

\(\begin{array}{l}\frac{4}{5} - \left( {{\rm{x + }}\frac{3}{5}} \right) = \frac{1}{2}\\x + \frac{3}{5} = \frac{4}{5} - \frac{1}{2}\\x + \frac{3}{5} = \frac{3}{{10}}\\x = \frac{3}{{10}} - \frac{3}{5}\\x = \frac{{ - 3}}{{10}}\end{array}\)

Vậy \(x = \frac{{ - 3}}{{10}}\).

Phương pháp giải :

Khi giả thiết được phát biểu dưới dạng: “Nếu … thì”, phần giữa từ “nếu” và từ “thì” là giả thiết của định lí, phần sau từ “thì” là kết luận của định lí.

Lời giải chi tiết :

- Giả thiết: hai đường thẳng a và b phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng c

- Kết luận: a và b song song với nhau.

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về căn bậc hai số học: Căn bậc hai số học của số a không âm là số x không âm sao cho \({x^2} = a\).

Lời giải chi tiết :

a) \(\sqrt {31} = 5,567764363... \approx 5,57\).

b) \(\sqrt {123} = 11,09053651... \approx 11,09\).

c) \( - 200\sqrt 5 = - 447,2135955... \approx  - 447,21\).

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Lời giải chi tiết :

Ta có :  \(\widehat {AEF} = \widehat {ABC} = {48^0}\) Mà hai góc này ở vị trí đồng vị \( \Rightarrow \) BC // EF.

Câu 6 :

Hãy nêu dữ liệu chưa hợp lí trong mỗi bảng thống kê sau:

a)

Lớp

Sĩ số

Số học sinh đăng ký tham quan ngoại khóa

7A

45

35

7B

50

42

7C

48

50

7D

47

30

Tổng

190

157

  1. b)

Tỉ số phần trăm các loại xe trong nhà xe của chung cư A

Loại xe

Tỉ số phần trăm

Xe đạp

15%

Xe gắn máy

65%

Xe điện

15%

Ô tô

8%

Tổng

103%

Phương pháp giải :

Quan sát bảng thống kê để xác định dữ liệu chưa hợp lí.

Lời giải chi tiết :

a) Bảng thống kê này chưa hợp lý vì số học sinh đăng ký tham quan ngoại khóa của lớp 7C (50 HS) nhiều hơn sĩ số lớp 7C (48 HS).

b) Bảng thống kê này chưa hợp lý vì tổng tỉ số phần trăm các loại xe trong nhà xe chung cư A vượt quá 100% (103%).

Phương pháp giải :

Vì tổng số phần trăm học sinh là 100% nên số phần trăm học sinh yêu thích môn thể thao khác bằng 100% - số phần trăm học sinh thích các môn thể thao còn lại (đá bóng, đá cầu, cầu lông, bơi).

Lời giải chi tiết :

Số phần trăm học sinh yêu thích các môn thể thao khác là:

100% – (20% + 15% + 30% + 25%) = 10% (số học sinh trường)

Phương pháp giải :

a) Dữ liệu định tính là dữ liệu không phải là số.

Dữ liệu định lượng là dữ liệu số.

b) Nếu tổng số bạn nam tham gia khảo sát bằng số học sinh lớp 7C thì dữ liệu trên đại diện được mức độ yêu thích đối với việc đọc sách trong thư viện của các bạn học sinh lớp 7C.

Lời giải chi tiết :

a)

- Dữ liệu định tính là: sở thích (không thích, thích, rất thích, không quan tâm)

- Dữ liệu định lượng là: số bạn nam (5; 7; 6; 4)

b) Số bạn nam tham gia khảo sát là: 5 + 7 + 6 + 4 = 22 (học sinh). Vì số học sinh lớp 7C là 50 học sinh nên dữ liệu trên chưa có đại diện được cho mức độ yêu thích đối với việc đọc sách trong thư viện của các bạn học sinh lớp 7C vì đối tượng khảo sát còn thiếu các bạn nữ.

Phương pháp giải :

- Tính thời gian người đó chạy bộ từ nhà đến công viên.

- Thời gian chạy bộ từ công viên đến quán cà phê.

- Tính tốc độ của người đó từ công viên đến quán cà phê.

Lời giải chi tiết :

Thời gian người đó chạy từ nhà đến công viên là: 874,8: 97,2 = 9 (phút)

Thời gian người đó chạy từ công viên đến quán cà phê là: 34,6 – (9 + 10) = 15,6 (phút)

Quãng đường người đó chạy bộ từ công viên đến quán cà phê là: 874,8 – 360 = 514,8 (m)

Tốc độ chạy bộ của người đó từ công viên đến quán cà phê là: 514,8 : 15,6 = 33 (m/phút)


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Toán 7 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 Toán 7 - Đề số 9 - Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 Toán 7 - Đề số 10 - Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 11
Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 12
Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 13
Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 14
Đề thi học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 15
Đề thi học kì 1 môn Toán 7 CTST có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn Toán 7 CTST có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo