Đề thi học kì 2 - Đề số 2
Đề bài
Tỉ số của 3 và 8 là:
A. 3:8
B. 38
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
A.
B.
C.
D.
Rút gọn phân số 4872 ta được phân số tối giản là:
A. 1216
B. 1218
C. 23
D. 34
Trong hai phân số có cùng mẫu số thì:
A. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
B. Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
C. Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
2018×1=
×2018=
Cho hình vẽ như sau:
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình đã cho là:
A. 45
B. 54
C. 49
D. 59
Thương của phép chia 9:14 được viết dưới dạng phân số là:
A. 149
B. 91
C. 914
D. Không viết được
Phân số 1845 được đọc là:
A. Mười tám phần bốn lăm
B. Mười tám phần bốn mươi năm
C. Một tám phần bốn năm
D. Mười tám phần bốn mươi lăm
Hình nào dưới đây có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn 13?
A.

B.

C.

D.

Từ các số 5;9 ta có thể lập được bao nhiêu phân số có tử số và mẫu số là một trong các số đó (trong đó tử số phải khác mẫu số)?
A. 1 phân số
B. 2 phân số
C. 3 phân số
D. 4 phân số
Tìm x, biết: x:712=12−27
A. x=18
B. x=34
C. x=314
D. x=724
Hiện nay ông 72 tuổi, tuổi bố bằng 59 tuổi ông. Hỏi hiện nay ông hơn bố bao nhiêu tuổi?
A. 45 tuổi
B. 40 tuổi
C. 32 tuổi
D. 27 tuổi
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
3−45:710...37×52+57
A. >
B. <
C. =
Một hình chữ nhật có chu vi là 112cm. Biết chiều rộng bằng 35 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
A. 725cm2
B. 735cm2
C. 1450cm2
D. 2940cm2
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hiệu của hai số là 224, nếu giảm số lớn đi 5 lần thì ta được số bé.
Vậy tổng của hai số đó là
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hiệu hai số là số tròn chục lớn nhất có ba chữ số. Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy số bé là
, số lớn là
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trên bản đồ tỉ lệ 1:200, chiều dài một căn phòng đo được 5cm.
Vậy chiều dài thật của căn phòng đó là
m.
Cho biểu đồ sau:
Quan sát biểu đồ và điền số thích hợp vào ô trống:
Trung bình mỗi bạn trong một năm đọc được
quyển sách.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trung bình cộng của hai số là 274, nếu số thứ nhất bớt đi 36 đơn vị ta được số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là
Hiện nay mẹ hơn con 27 tuổi. Sau 2 năm nữa, tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
A. Con 7 tuổi; mẹ 34 tuổi
B. Con 6 tuổi; mẹ 33 tuổi
C. Con 9 tuổi; mẹ 36 tuổi
D. Con 8 tuổi; mẹ 35 tuổi
Tìm x, biết: x:49=34+18
A. x=34
B. x=427
C. x=6332
D. x=718
Tìm các chữ số a;b biết số ¯562ab chia hết cho 45 .
A. a=5,b=0 hoặc a=0;9,b=5
B. a=2,b=0 hoặc a=6,b=5
C. a=7,b=2 hoặc a=8,b=5
D. a=6,b=0 hoặc a=5,b=5
Một đội công nhân tham gia trồng rừng, ngày thứ nhất trồng được 38 số cây theo kế hoạch, ngày thứ hai trồng số cây bằng 56 số cây trồng ngày thứ nhất, ngày thứ ba trồng 425 cây thì hoàn thành kế hoạch. Hỏi đội công nhân đã trồng được tất cả bao nhiêu cây?
A. 1390 cây
B. 1380 cây
C. 1370 cây
D. 1360 cây
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình chữ nhật có chu vi là 72cm. Chiều rộng kém chiều dài là 14cm. Vậy tỉ số của chiều rộng và chiều dài là ab.
Vậy a=
; b=
Tính bằng cách thuận tiện rồi rút gọn thành phân số tối giản:
Quy đồng mẫu số 3 phân số 13;34;712 ta được 3 phân số lần lượt là:
Một người có 4 tạ gạo tẻ và gạo nếp. Sau khi người đó bán đi 72kg gạo tẻ và 23kg gạo nếp thì còn lại số gạo nếp bằng \dfrac{1}{4} số gạo tẻ. Hỏi lúc đầu người đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?
A. 320kg gạo tẻ; 80kg gạo nếp
B. 316kg gạo tẻ; 84kg gạo nếp
C. 325kg gạo tẻ; 75kg gạo nếp
D. 339kg gạo tẻ; 61kg gạo nếp
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hiệu hai số là số lớn nhất có bốn chữ số. Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy tổng hai số đó là
Mẹ nuôi tất cả 120 con gà và vịt. Mẹ bán đi 24 con gà và 15 con vịt thì số gà còn lại nhiều hơn số vịt còn lại là 9 con. Hỏi lúc đầu có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt?
A. 69 con gà; 51 con vịt
B. 54 con gà; 66 con vịt
C. 65 con gà; 55 con vịt
D. 45 con gà; 75 con vịt
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tuổi trung bình của các cầu thủ đội bóng chuyền (có 6 người) là 21 tuổi. Nếu không tính đội trưởng thì tuổi trung bình của 5 cầu thủ còn lại là 20 tuổi.
Vậy tuổi của đội trưởng là
tuổi.
Lời giải và đáp án
Tỉ số của 3 và 8 là:
A. 3:8
B. \dfrac{3}{8}
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
C. Cả A và B đều đúng
Áp dụng định nghĩa : Tỉ số của a và b là a:b hay \dfrac{a}{b} (b khác 0).
Tỉ số của 3 và 8 là 3:8 hay \dfrac{3}{8}.
Vậy cả đáp án A và B đều đúng.
Chọn C.
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
A.
B.
C.
D.
C.
Quan sát các hình vẽ và áp dụng tính chất: hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình A là hình tròn; hình B là hình thang, hình D là tứ giác ; hình C có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên hình C là hình bình hành.
Vậy trong các hình đã cho, hình C là hình bình hành.
Rút gọn phân số \dfrac{{48}}{{72}} ta được phân số tối giản là:
A. \dfrac{{12}}{{16}}
B. \dfrac{{12}}{{18}}
C. \dfrac{2}{3}
D. \dfrac{3}{4}
C. \dfrac{2}{3}
Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:
- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- Chia tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
Rút gọn phân số ta có:
\dfrac{{48}}{{72}} = \dfrac{{48:8}}{{72:8}} = \dfrac{6}{9} = \dfrac{{6:3}}{{9:3}} = \dfrac{2}{3}
Vậy đáp án đúng là \dfrac{2}{3}.
Trong hai phân số có cùng mẫu số thì:
A. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
B. Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
C. Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Trong hai phân số có cùng mẫu số:
+) Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
+) Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
+) Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Vậy cả ba phát biểu A, B, C đều đúng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
2018 \times 1 =
\times \,2018 =
2018 \times 1 =
\times \,2018 =
Áp dụng các tính chất:
- Số nào nhân với 1 đều bằng chính số đó.
- Tính chất giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
Ta có: 2018 \times 1 = 1 \times 2018 = 2018
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 1\,;\,\,2018.
Cho hình vẽ như sau:
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình đã cho là:
A. \dfrac{4}{5}
B. \dfrac{5}{4}
C. \dfrac{4}{9}
D. \dfrac{5}{9}
D. \dfrac{5}{9}
Quan sát hình vẽ, tìm ô vuông được tô màu và tổng số ô vuông. Phân số chỉ phần đã tô màu của hình đã cho có tử số là số ô vuông được tô màu và mẫu số là tổng số ô vuông.
Quan sát hình vẽ ta thấy có tất cả 9 ô vuông, trong đó có 5 ô vuông được tô màu.
Vậy phân số chỉ số ô vuông đã tô màu trong hình là \dfrac{5}{9}.
Thương của phép chia 9:14 được viết dưới dạng phân số là:
A. \dfrac{{14}}{9}
B. \dfrac{9}{1}
C. \dfrac{9}{{14}}
D. Không viết được
C. \dfrac{9}{{14}}
Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Do đó ta có 9:14 = \dfrac{9}{{14}}.
Vậy thương của phép chia 9:14 được viết dưới dạng phân số là \dfrac{9}{{14}}.
Phân số \dfrac{{18}}{{45}} được đọc là:
A. Mười tám phần bốn lăm
B. Mười tám phần bốn mươi năm
C. Một tám phần bốn năm
D. Mười tám phần bốn mươi lăm
D. Mười tám phần bốn mươi lăm
Đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số.
Phân số \dfrac{{18}}{{45}} được đọc là mười tám phần bốn mươi lăm.
Hình nào dưới đây có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \dfrac{1}{3}?
A.

B.

C.

D.

C.

- Xác định phân số chỉ phần tô đậm của mỗi hình.
- Quy đồng tử số hoặc mẫu số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
Phân số chỉ phần tô đậm của hình A là \dfrac{2}{4} = \dfrac{1}{2}.
Phân số chỉ phần tô đậm của hình B là \dfrac{3}{6} = \dfrac{1}{2}.
Phân số chỉ phần tô đậm của hình C là \dfrac{1}{4}.
Phân số chỉ phần tô đậm của hình D là \dfrac{4}{6} = \dfrac{2}{3}.
Ta có: \dfrac{1}{2} > \dfrac{1}{3} (vì 2 < 3) nên \dfrac{2}{4} > \dfrac{1}{3}\,\,\,;\,\,\,\,\,\dfrac{3}{6} > \dfrac{1}{3}.
\dfrac{1}{4} < \dfrac{1}{3} (vì 4 > 3) .
\dfrac{2}{3} > \dfrac{1}{3} (vì 2 > 1) nên \dfrac{4}{6}\,\, > \dfrac{1}{3}.
Do đó phân số bé hơn \dfrac{1}{3} là \dfrac{1}{4}.
Vậy hình C có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \dfrac{1}{3}.
Từ các số 5;{\rm{ 9}}\; ta có thể lập được bao nhiêu phân số có tử số và mẫu số là một trong các số đó (trong đó tử số phải khác mẫu số)?
A. 1 phân số
B. 2 phân số
C. 3 phân số
D. 4 phân số
B. 2 phân số
- Lập các phân số được lập từ các số 5;{\rm{ 9}} rồi tìm các phân số có tử số khác mẫu số.
Từ các số 5;\,{\rm{ 9}} ta có thể lập được các phân số có tử số và mẫu số là một trong các số đã cho đó là:
\dfrac{5}{5}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{9}\,;\,\,\,\dfrac{9}{5}\,;\,\,\,\dfrac{9}{9}
Ta thấy trong các phân số vừa lập có 2 phân số có tử số khác mẫu số đó là: \,\dfrac{5}{9}\,;\,\,\dfrac{9}{5}\,.
Vậy từ các số 5;\,{\rm{ 9}} ta có thể lập được 2 phân số có tử số và mẫu số là một trong các số đó (trong đó tử số phải khác mẫu số).
Tìm x, biết: x:\dfrac{7}{{12}} = \dfrac{1}{2} - \dfrac{2}{7}
A. x = \dfrac{1}{8}
B. x = \dfrac{3}{4}
C. x = \dfrac{3}{{14}}
D. x = \dfrac{7}{{24}}
A. x = \dfrac{1}{8}
- Tính giá trị vế phải.
- x ở vị trí số bị chia, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Ta có:
\begin{array}{l}x:\dfrac{7}{{12}} = \dfrac{1}{2} - \dfrac{2}{7}\\x:\dfrac{7}{{12}} = \dfrac{3}{{14}}\\x = \dfrac{3}{{14}} \times \dfrac{7}{{12}}\\x = \dfrac{1}{8}\end{array}
Vậy x = \dfrac{1}{8}.
Hiện nay ông 72 tuổi, tuổi bố bằng \dfrac{5}{9} tuổi ông. Hỏi hiện nay ông hơn bố bao nhiêu tuổi?
A. 45 tuổi
B. 40 tuổi
C. 32 tuổi
D. 27 tuổi
C. 32 tuổi
- Tìm tuổi bố hiện nay ta tìm \dfrac{5}{9} của 72 tuổi.
- Tìm hiệu giữa tuổi ông và tuổi bố.
Tuổi bố hiện nay là:
72 \times \dfrac{5}{9} = 40 (tuổi)
Hiện nay ông hơn bố số tuổi là:
72 - 40 = 32 (tuổi)
Đáp số: 32 tuổi.
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
3 - \dfrac{4}{5}:\dfrac{7}{{10}}\,\,\,\,...\,\,\,\,\dfrac{3}{7} \times \dfrac{5}{2} + \dfrac{5}{7}
A. >
B. <
C. =
A. >
Tính giá trị biểu thức ở hai vế rồi so sánh kết quả với nhau.
Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
\begin{array}{l}+) \;3 - \dfrac{4}{5}:\dfrac{7}{{10}} = 3 - \dfrac{4}{5} \times \dfrac{{10}}{7} = 3 - \dfrac{8}{7} = \dfrac{{21}}{7} - \dfrac{8}{7} = \dfrac{{13}}{7};\\+) \;\dfrac{3}{7} \times \dfrac{5}{2} + \dfrac{5}{7} = \dfrac{{15}}{{14}} + \dfrac{5}{7} = \dfrac{{15}}{{14}} + \dfrac{{10}}{{14}} = \dfrac{{25}}{{14}}\end{array}
Ta có: \dfrac{{13}}{7} = \dfrac{{26}}{{14}}
Mà \dfrac{{26}}{{14}} > \dfrac{{25}}{{14}}, hay \dfrac{{13}}{7} > \dfrac{{25}}{{14}}
Do đó 3 - \dfrac{4}{5}:\dfrac{7}{{10}}\,\, > \,\,\dfrac{3}{7} \times \dfrac{5}{2} + \dfrac{5}{7}
Vậy đáp án đúng là > .
Một hình chữ nhật có chu vi là 112cm. Biết chiều rộng bằng \dfrac{3}{5} chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
A. 725c{m^2}
B. 735c{m^2}
C. 1450c{m^2}
D. 2940c{m^2}
B. 735c{m^2}
- Tính nửa chu vi = chu vi :\,\,2, tức là tìm được tổng của chiều dài và chiều rộng. Từ đây ta đưa được về bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
Theo bài ra chiều rộng bằng \dfrac{3}{5} chiều dài nên ta vẽ sơ đồ biểu thị chiều rộng gồm 3 phần, chiều dài gồm 5 phần như thế. Cọi chiều rộng là số bé, chiều dài là số lớn, ta tìm hai số theo công thức:
Số bé = (Tổng : tổng số phần bằng nhau) × số phần của số bé
hoặc
Số lớn = (Tổng : tổng số phần bằng nhau) × số phần của số lớn
Nửa chu vi hình chữ nhật đó là:
112:2 = 56\,(cm)
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Chiều dài hình chữ nhật đó là:
56:8 \times 5 = 35\,(cm)
Chiều rộng hình chữ nhật đó là:
56 - 35 = 21\,(cm)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
35 \times 21 = 735\,(c{m^2})
Đáp số: 735c{m^2}.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hiệu của hai số là 224, nếu giảm số lớn đi 5 lần thì ta được số bé.
Vậy tổng của hai số đó là
Hiệu của hai số là 224, nếu giảm số lớn đi 5 lần thì ta được số bé.
Vậy tổng của hai số đó là
- Theo đề bài giảm số lớn đi 5 lần thì ta được số bé nên tỉ số của số bé và số lớn là \dfrac{1}{5}. Ta biểu diễn số bé bằng 1 phần, số lớn bằng 5 phần như thế. Ta tìm hai số theo công thức:
Số bé = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số bé
hoặc
Số lớn = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số lớn.
- Tìm tổng hai số = số lớn + số bé .
Theo đề bài giảm số lớn đi 5 lần thì ta được số bé nên tỉ số của số bé và số lớn là \dfrac{1}{5}.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 1 = 4 (phần)
Số lớn là:
224:4 \times 5 = 280
Số bé là:
280 - 224 = 56
Tổng hai số đó là:
280 + 56 = 336
Đáp số: 336.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 336 .
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hiệu hai số là số tròn chục lớn nhất có ba chữ số. Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy số bé là
, số lớn là
Hiệu hai số là số tròn chục lớn nhất có ba chữ số. Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy số bé là
, số lớn là
- Tìm số tròn chục lớn nhất có ba chữ số là 990. Từ đó ta có hiệu hai số là 990.
- Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn nên số lớn gấp 10 lần số bé.
Từ đây ta đưa được về bài toán dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
Ta vẽ sơ đồ biểu thị số bé là 1 phần, số lớn là 10 phần như thế, ta tìm hai số theo công thức:
Số bé = (hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số bé
hoặc
Số lớn = (hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số lớn.
Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn nên số lớn gấp 10 lần số bé.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
10 - 1 = 9 (phần)
Số bé là:
990:9 \times 1 = 110
Số lớn là:
110 \times 10 = 1100
Đáp số: Số bé: 110;
Số lớn: 1100.
Vậy hai số điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 110\,;\,\,1100.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trên bản đồ tỉ lệ 1:200, chiều dài một căn phòng đo được 5cm.
Vậy chiều dài thật của căn phòng đó là
m.
Trên bản đồ tỉ lệ 1:200, chiều dài một căn phòng đo được 5cm.
Vậy chiều dài thật của căn phòng đó là
m.
- Tìm độ dài thật ta lấy độ dài thu nhỏ nhân với độ dài thật ứng với 1cm trên bản đồ.
- Đổi đơn vị đo vừa tìm được sang đơn vị đo là mét.
Chiều dài thật của căn phòng đó là:
\begin{array}{l}5 \times 200 = 1000\,\,(cm)\\1000cm = 10m\end{array}
Đáp số: 10m
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 10.
Cho biểu đồ sau:
Quan sát biểu đồ và điền số thích hợp vào ô trống:
Trung bình mỗi bạn trong một năm đọc được
quyển sách.
Trung bình mỗi bạn trong một năm đọc được
quyển sách.
- Tìm trên biểu đồ các cột chỉ mỗi bạn. Số ghi trên đỉnh cột là số quyển sách mỗi bạn đã đọc.
- Tìm số sách trung bình mỗi bạn đã đọc ta lấy tổng số sách 4 bạn đã đọc chia cho 4.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
Hiền ở cột thứ nhất, có số ghi trên đỉnh cột là 30 nên trong một năm Hiền đã đọc được 30 quyển sách.
Thảo ở cột thứ hai, có số ghi trên đỉnh cột là 27 nên trong một năm Thảo đã đọc được 27 quyển sách.
Trung ở cột thứ ba, có số ghi trên đỉnh cột là 35 nên trong một năm Trung đã đọc được 35 quyển sách.
Thành ở cột thứ tư, có số ghi trên đỉnh cột là 44 nên trong một năm Thành đã đọc được 44 quyển sách.
Trung bình mỗi bạn trong một năm đọc được số quyển sách là:
(30 + 27 + 35 + 44):4 = 34 (quyển sách)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 34.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trung bình cộng của hai số là 274, nếu số thứ nhất bớt đi 36 đơn vị ta được số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là
Trung bình cộng của hai số là 274, nếu số thứ nhất bớt đi 36 đơn vị ta được số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là
- Tìm tổng của hai số = số trung bình cộng \times \,2.
- Vì số thứ nhất bớt đi 36 đơn vị ta được số thứ hai nên số thứ nhất hơn số thứ hai 36 đơn vị, hay hiệu của hai số là 36 đơn vị.
- Tìm số thứ nhất theo công thức: Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Tổng của hai số đó là:
274 \times 2 = 548
Số thứ nhất là:
(548 + 36):2 = 292
Đáp số: 292
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 292.
Hiện nay mẹ hơn con 27 tuổi. Sau 2 năm nữa, tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
A. Con 7 tuổi; mẹ 34 tuổi
B. Con 6 tuổi; mẹ 33 tuổi
C. Con 9 tuổi; mẹ 36 tuổi
D. Con 8 tuổi; mẹ 35 tuổi
A. Con 7 tuổi; mẹ 34 tuổi
- Vì mỗi năm mỗi người tăng thêm 1 tuổi nên hiệu số tuổi không thay đổi. Hiện nay mẹ hơn con 27 tuổi thì sau 2 năm nữa, mẹ vẫn hơn con 27 tuổi. Từ đây ta đưa được về bài toán dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số. Ta vẽ sơ đồ biểu diễn tuổi con sau 2 năm nữa là 1 phần, tuổi mẹ sau 2 năm nữa là 4 phần. Coi số tuổi của con là số bé, số tuổi của mẹ là số lớn, ta tìm hai số theo công thức:
Số bé = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số bé
hoặc
Số lớn = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số lớn
- Tìm số tuổi hiện nay của mỗi người ta lấy số tuổi sau 2 năm nữa trừ đi 2 tuổi.
Vì mỗi năm mỗi người tăng thêm 1 tuổi nên hiệu số tuổi không thay đổi. Hiện nay mẹ hơn con 27 tuổi thì sau 2 năm nữa, mẹ vẫn hơn con 27 tuổi .
Ta có sơ đồ tuổi của hai mẹ con sau 2 năm nữa :
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
4 - 1 = 3 (phần)
Tuổi con sau 2 năm nữa là:
27:3 \times 1 = 9 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là:
9 - 2 = 7 (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là:
7 + 27 = 34 (tuổi)
Đáp số: Con 7 tuổi; Mẹ 34 tuổi.
Tìm x, biết: x:\dfrac{4}{9} = \dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{8}
A. x = \dfrac{3}{4}
B. x = \dfrac{4}{{27}}
C. x = \dfrac{{63}}{{32}}
D. x = \dfrac{7}{{18}}
D. x = \dfrac{7}{{18}}
- Tính giá trị vế phải.
- y ở vị trí số bị chia, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Ta có:
\begin{array}{l}x:\dfrac{4}{9} = \dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{8}\\x:\dfrac{4}{9} = \dfrac{6}{8} + \dfrac{1}{8}\\x:\dfrac{4}{9} = \dfrac{7}{8}\\x = \dfrac{7}{8} \times \dfrac{4}{9}\\x = \dfrac{7}{{18}}\end{array}
Vậy x = \dfrac{7}{{18}}.
Tìm các chữ số a;\,\,b biết số \overline {562ab} chia hết cho 45 .
A. a = 5,\,\,b = 0 hoặc a = 0\,;\,9,\,\,\,b = 5
B. a = 2,\,\,b = 0 hoặc a = 6,\,\,b = 5
C. a = 7,\,\,b = 2 hoặc a = 8,\,\,b = 5
D. a = 6,\,\,b = 0 hoặc a = 5,\,\,b = 5
A. a = 5,\,\,b = 0 hoặc a = 0\,;\,9,\,\,\,b = 5
- Ta có 45 = 5 \times 9. Do đó các số chia hết cho 45 thì chia hết cho cả 5 và 9.
- Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 5 và 9:
Các số có chữ số tận cùng là 0\,;\,5 thì chia hết cho 5.
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
Ta có 45 = 5 \times 9. Do đó các số chia hết cho 45 thì chia hết cho cả 5 và 9.
Để số \overline {562ab} chia hết cho 5 thì b = 0 hoặc b = 5.
- Nếu b = 0 ta có số \overline {562a0} .
Để số \overline {562a0} chia hết cho 9 thì tổng các chữ số phải chia hết cho 9, hay
\begin{array}{l}(5 + 6 + 2 + a + 0)\,\, \vdots \,\,9\\(13 + a)\,\, \vdots \,\,9\\ \Rightarrow a = 5\end{array}
- Nếu b = 5 ta có số \overline {562a5} .
Để số \overline {562a5} chia hết cho 9 thì tổng các chữ số phải chia hết cho 9, hay
\begin{array}{l}(5 + 6 + 2 + a + 5)\,\, \vdots \,\,9\\(18 + a)\,\, \vdots \,\,9\\ \Rightarrow a = 0\,;\,\,9\end{array}
Vậy để số \overline {562ab} chia hết cho cả 5 và 9 thì a = 5 và b = 0 hoặc a = 0\,;\,\,9 và b = 5.
Một đội công nhân tham gia trồng rừng, ngày thứ nhất trồng được \dfrac{3}{8} số cây theo kế hoạch, ngày thứ hai trồng số cây bằng \dfrac{5}{6} số cây trồng ngày thứ nhất, ngày thứ ba trồng 425 cây thì hoàn thành kế hoạch. Hỏi đội công nhân đã trồng được tất cả bao nhiêu cây?
A. 1390 cây
B. 1380 cây
C. 1370 cây
D. 1360 cây
D. 1360 cây
- Coi số cây cả đội trồng là 1 đơn vị.
- Tìm phân số chỉ số phần cây đã trồng trong ngày thứ hai so với kế hoạch ta lấy phân số chỉ số cây đã trồng trong ngày thứ nhất nhân với \dfrac{5}{6}.
- Tìm phân số chỉ số phần cây đã trồng trong 2 ngày đầu theo kế hoạch.
- Tìm phân số chỉ số phần cây trồng được trong ngày thứ ba theo kế hoạch ta lấy 1 trừ đi phân số chỉ số phần cây đã trồng trong 2 ngày đầu theo kế hoạch.
- Tính số cây đội công nhân trồng được.
Coi số cây cả đội trồng là 1 đơn vị.
Phân số chỉ số phần cây trồng được trong ngày thứ hai so với kế hoạch là:
\dfrac{3}{8} \times \dfrac{5}{6} = \dfrac{5}{{16}} (số cây theo kế hoạch)
Phân số chỉ số phần cây trồng được trong 2 ngày đầu theo kế hoạch là:
\dfrac{3}{8} + \dfrac{5}{{16}} = \dfrac{{11}}{{16}} (số cây theo kế hoạch)
Phân số chỉ số phần cây trồng được trong ngày thứ ba theo kế hoạch là:
1 - \dfrac{{11}}{{16}} = \dfrac{5}{{16}} (số cây theo kế hoạch)
Đội trồng rừng trồng được số cây là:
425:5 \times 16 = 1360 (cây)
Đáp số: 1360 cây.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình chữ nhật có chu vi là 72cm. Chiều rộng kém chiều dài là 14cm. Vậy tỉ số của chiều rộng và chiều dài là \dfrac{a}{b}.
Vậy a=
; b=
Một hình chữ nhật có chu vi là 72cm. Chiều rộng kém chiều dài là 14cm. Vậy tỉ số của chiều rộng và chiều dài là \dfrac{a}{b}.
Vậy a=
; b=
- Tính nửa chu vi :
Nửa chu vi = chu vi :\,2 = chiều dài + chiều rộng.
- Tìm chiều dài và chiều rộng dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số :
Số bé = (tổng – hiệu) : 2 ; Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
- Áp dụng định nghĩa : Tỉ số của a và b là a:b hay \dfrac{a}{b} (b khác 0) để viết tỉ số của chiều rộng và chiều dài.
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
72:2 = 36\,\,(cm)
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
(36 - 14):2 = 11\,\,(cm)
Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
11 + 14 = 25\,\,(cm)
Hình chữ nhật có chiều rộng 11cm và chiều dài 25cm. Vậy tỉ số của chiều rộng và chiều dài là \dfrac{{11}}{{25}}.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống từ trái sang phải lần lượt là 11\,\,;\,\,\,25.
Tính bằng cách thuận tiện rồi rút gọn thành phân số tối giản:
Rút gọn các phân số đã cho rồi thực hiện tính.
Ta có:
\begin{array}{l}\dfrac{4}{{20}} + \dfrac{9}{{30}} + \dfrac{{16}}{{40}} + \dfrac{{25}}{{50}} + \dfrac{{36}}{{60}} + \dfrac{{49}}{{70}} + \dfrac{{64}}{{80}} + \dfrac{{81}}{{90}}\\ = \dfrac{2}{{10}} + \dfrac{3}{{10}} + \dfrac{4}{{10}} + \dfrac{5}{{10}} + \dfrac{6}{{10}} + \dfrac{7}{{10}} + \dfrac{8}{{10}} + \dfrac{9}{{10}}\\ = \dfrac{{2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9}}{{10}}\\ = \dfrac{{44}}{{10}}\\ = \dfrac{{22}}{5}\end{array}
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là 22\,;\,\,5.
Quy đồng mẫu số 3 phân số \dfrac{1}{3}\,;\,\,\dfrac{3}{4}\,;\,\,\dfrac{7}{{12}} ta được 3 phân số lần lượt là:
Ta thấy 12:3 = 4\,\,;\,\,12:4 = 3 nên chọn mẫu số chung nhỏ nhất là 12.
Ta quy đồng các phân số đã cho với mẫu số chung là 12.
Ta thấy 12:3 = 4\,\,;\,\,12:4 = 3 nên chọn mẫu số chung nhỏ nhất là 12.
Quy đồng mẫu số các phân số ta được:
\dfrac{1}{3} = \dfrac{{1 \times 4}}{{3 \times 4}} = \dfrac{4}{{12}}\,\,\,;\,\,\, \quad \quad \quad \dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 3}}{{4 \times 3}} = \dfrac{9}{{12}};
Giữ nguyên phân số \dfrac{7}{{12}}.
Vậy quy đồng mẫu số 3 phân số \dfrac{1}{3}\,;\,\,\dfrac{3}{4}\,;\,\,\dfrac{7}{{12}} ta được 3 phân số lần lượt là \dfrac{4}{{12}}\,\,;\,\,\,\,\dfrac{9}{{12}} và \dfrac{7}{{12}}.
Một người có 4 tạ gạo tẻ và gạo nếp. Sau khi người đó bán đi 72kg gạo tẻ và 23kg gạo nếp thì còn lại số gạo nếp bằng \dfrac{1}{4} số gạo tẻ. Hỏi lúc đầu người đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?
A. 320kg gạo tẻ; 80kg gạo nếp
B. 316kg gạo tẻ; 84kg gạo nếp
C. 325kg gạo tẻ; 75kg gạo nếp
D. 339kg gạo tẻ; 61kg gạo nếp
B. 316kg gạo tẻ; 84kg gạo nếp
- Đề bài cho tổng số gạo ban đầu nhưng lại cho tỉ số giữa gạo nếp và gạo tẻ lúc sau. Để tính được lúc đầu người ta có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại, ta sẽ đi tìm xem sau khi bán thì mỗi loại còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo.
- Đổi 4 tạ = 400kg gạo,
Tìm số gạo còn lại bán đi 72kg gạo tẻ và 23kg gạo nếp là 400 - 72 - 23 = 305kg.
Từ đây ta đưa được về bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
Theo bài ra số gạo nếp còn lại bằng \dfrac{1}{4} số gạo tẻ nên ta vẽ sơ đồ biểu thị số gạo nếp gồm 1 phần, số gạo tẻ gồm 4 phần như thế. Cọi số gạo nếp là số bé, số gạo tẻ là số lớn, ta tìm hai số theo công thức:
Số bé = (Tổng : tổng số phần bằng nhau) × số phần của số bé
hoặc
Số lớn = (Tổng : tổng số phần bằng nhau) × số phần của số lớn
- Số gạo tẻ lúc đầu = số gạo tẻ lúc sau + 72kg.
Số gạo nếp lúc đầu = tổng số gạo lúc đầu – số gạo tẻ lúc đầu.
Đổi 4 tạ = 400kg
Sau khi bán, người đó còn lại số ki-lô-gam gạo tẻ và gạo nếp là:
400 - 72 - 23 = 305\,\,(kg)
Ta có sơ đồ biểu diễn số gạo còn lại sau khi bán:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
4 + 1 = 5 (phần)
Số gạo nếp còn lại sau khi bán là:
305:5 = 61\,(kg)
Ban đầu người đó có số ki-lô-gam gạo nếp là:
61 + 23 = 84\,(kg)
Ban đầu người đó có số ki-lô-gam gạo tẻ là:
400 - 84 = 316\,(kg)
Đáp số: 316kg gạo tẻ; 84kg gạo nếp.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hiệu hai số là số lớn nhất có bốn chữ số. Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy tổng hai số đó là
Hiệu hai số là số lớn nhất có bốn chữ số. Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy tổng hai số đó là
- Tìm số lớn nhất có bốn chữ số là 9999. Từ đó ta có hiệu hai số là 9999.
- Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn nên số lớn gấp 10 lần số bé.
Từ đây ta đưa được về bài toán dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
Ta vẽ sơ đồ biểu thị số bé là 1 phần, số lớn là 10 phần như thế, ta tìm hai số theo công thức:
Số bé = (hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số bé
hoặc
Số lớn = (hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số lớn.
- Tổng hai số = số lớn + số bé.
Số lớn nhất có bốn chữ số là 9999. Vậy hiệu hai số là 9999.
Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn nên số lớn gấp 10 lần số bé.
Ta có sơ đồ
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
10 - 1 = 9 (phần)
Số thứ bé là:
9999:9 \times 1 = 1111
Số lớn là:
1111 \times 10 = 11110
Tổng hai số đó là:
1111 + 11110 = 12221
Đáp số: 12221.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 12221.
Mẹ nuôi tất cả 120 con gà và vịt. Mẹ bán đi 24 con gà và 15 con vịt thì số gà còn lại nhiều hơn số vịt còn lại là 9 con. Hỏi lúc đầu có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt?
A. 69 con gà; 51 con vịt
B. 54 con gà; 66 con vịt
C. 65 con gà; 55 con vịt
D. 45 con gà; 75 con vịt
A. 69 con gà; 51 con vịt
- Tìm tổng số gà và vịt còn lại sau khi bán đi 24 con gà và 20 con vịt : 120 - 24 - 15 = 81 con. - Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó để tìm số gà còn lại và số vịt còn lại:
Số bé = (tổng – hiệu) : 2 ; Số lớn = (tổng + hiệu) : 2 - Tìm số gà ban đầu ta lấy số gà còn lại cộng với 24 con.
- Tìm số vịt ban đầu ta lấy tổng số gà và vịt lúc đầu trừ đi số gà lúc đầu.
Sau khi bán đi 24 con gà và 20 con vịt, mẹ còn lại số con gà và vịt là:
120 - 24 - 15 = 81 (con)
Ta có sơ đồ số gà còn lại và số vịt còn lại:
Số gà còn lại là:
\left( {81 + 9} \right):2 = {\rm{ 45}} (con)
Lúc đầu có số con gà là:
45 + 24 = 69 (con)
Lúc đầu có số con vịt là:
120 - 69 = 51 (con)
Đáp số: 69 con gà; 51 con vịt.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tuổi trung bình của các cầu thủ đội bóng chuyền (có 6 người) là 21 tuổi. Nếu không tính đội trưởng thì tuổi trung bình của 5 cầu thủ còn lại là 20 tuổi.
Vậy tuổi của đội trưởng là
tuổi.
Tuổi trung bình của các cầu thủ đội bóng chuyền (có 6 người) là 21 tuổi. Nếu không tính đội trưởng thì tuổi trung bình của 5 cầu thủ còn lại là 20 tuổi.
Vậy tuổi của đội trưởng là
tuổi.
- Tính tổng số tuổi của 6 cầu thủ; tổng số tuổi của 5 cầu thủ theo công thức:
Tổng = trung bình cộng \times số các số hạng
- Tính tuổi của đội trưởng ta lấy tổng số tuổi của 6 cầu thủ trừ đi tổng số tuổi của 5 cầu thủ.
Tổng số tuổi của các cầu thủ đội bóng chuyền là:
21 \times 6 = 126 (tuổi)
Tổng số tuổi của 5 cầu thủ là:
20 \times 5 = 100 (tuổi)
Tuổi của đội trưởng là:
126 - 100 = 26 (tuổi)
Đáp số: 26 tuổi.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 26.