Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 9 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 9

Đề bài

Câu 1 :

Mua 6 quyển vở thì hết 54000 đồng. Hỏi mua 9 quyển vở như thế thì hết bao nhiêu tiền?

A. 9000 đồng

B. 72000 đồng

C. 81000 đồng

D. 135000 đồng

Câu 2 :

Mai đi từ nhà lúc 7 giờ 15 phút và đến trường sớm 8 phút so với giờ vào học. Lan đi từ nhà lúc 7 giờ 20 phút và đến trường đúng giờ vào học. Biết giờ vào học là 8 giờ. Hỏi Mai và Lan, ai đi từ nhà đến trường mất nhiều thời gian hơn và nhiều hơn bao nhiêu phút?

A. Mai ; 3 phút

B. Mai ; 5 phút

C. Lan ; 3 phút

D. Lan ; 5 phút

Câu 3 :

Một vận động viên đạp xe đạp trên một đường đua là một đường tròn với vận tốc 25,12 km/giờ. Anh ta đi trong 15 phút thì được một vòng tròn. Tính bán kính đường đua.

A. 0,25km

B. 0,5km

C. 1km

D. 2km

Câu 4 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Một khối gỗ dạng hình lập phương có cạnh 24cm. Người ta cắt đi một phần gỗ cũng có dạng hình lập phương có cạnh bằng nửa cạnh khối gỗ đó. Mỗi xăng-ti-mét khối gỗ nặng 0,75gam.

Vậy phần gỗ còn lại nặng

kg.

Câu 5 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Hình lập phương trên có

cạnh,

mặt.

Câu 6 :

Người ta làm một cái lồng sắt hình lập phương có độ dài mỗi cạnh là 25dm. Cứ mỗi mét vuông sắt giá 45000 đồng. Hỏi người ta làm cái lồng sắt đó hết bao nhiều tiền mua sắt?

A. 1876500 đồng

B. 1768500 đồng

C. 1687500 đồng

D. 1568700 đồng

Câu 7 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 25cm và chiều cao là 16cm

cm2.

Câu 8 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Cho hình vẽ như bên dưới:

Biết hình vuông ABCD có diện tích là 2500dm2, độ dài cạnh AH bằng 70% độ dài đoạn AB.

Vậy diện tích hình thang HBCD

dm2.

Câu 9 :

Lúc 8 giờ sáng, người thứ I đi từ A đi qua B để đến C với vận tốc 50km/giờ. Cùng lúc đó tại B, người thứ II cũng khởi hành và đi cùng chiều với người thứ I với vận tốc 12km/giờ. Biết rằng khoảng cách AB bằng 19km. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ?

A. 0 giờ 30 phút

B. 8 giờ 16 phút

C. 8 giờ 30 phút

D. 9 giờ 5 phút

Câu 10 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Cho hai số có tổng là 128 và hiệu hai số là 54.

Vậy số lớn là

, số bé là

Câu 11 :

Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện :

45,54×26+45,54+45,54×73

=45,54×26+45,54×

+45,54×73

=

×(26  +

+73)

=

×(

+73)

=

×

=

Câu 12 :

Tìm số trung bình cộng của các số 12,3;28,4552,31.

A. 30,02

B. 31,02

C. 30,12

D. 31,12

Câu 13 :

Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:

45dam2+98dam2...2hm254dam2

A. <

B. =

C. >

Câu 14 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Ba bạn An, Bình, Minh có một số que tính. Số que tính của An bằng 25% tổng số que tính của cả ba bạn. Số que tính của Bình bằng 42% số que tính của cả ba bạn, còn lại là của Minh. Biết số que tính của Minh nhiều hơn số que tính của An là 24 que.

Vậy Minh có

que tính.

Câu 15 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

17,24+8,4

×23

Câu 16 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Viết phân số sau thành số thập phân:

198=

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Mua 6 quyển vở thì hết 54000 đồng. Hỏi mua 9 quyển vở như thế thì hết bao nhiêu tiền?

A. 9000 đồng

B. 72000 đồng

C. 81000 đồng

D. 135000 đồng

Đáp án

C. 81000 đồng

Phương pháp giải :

+ Ta thấy càng mua nhiều quyển vở thì càng hết nhiều tiền và ngược lại mua ít quyển vở thì hết ít tiền hơn. Vậy đây là bài toán tỉ lệ thuận.

+ Đối với dạng bài về quan hệ tỉ lệ, ta có thể làm theo 2 cách sau:

Cách 1: dùng phương pháp rút về đơn vị: tính số tiền mua 1 quyển vở, sau đó tính số tiền để mua 1 quyển vở.

Cách 2: dùng phương pháp tìm tỉ số: số vở tăng lên bao nhiêu lần thì số tiền cũng tăng lên bấy nhiêu lần.

Tóm tắt:

6 quyển vở:  54000 đồng

9 quyển vở:  … đồng?

Lời giải chi tiết :

Cách 1: Phương pháp rút về đơn vị

Mua 1 quyển vở hết số tiền là:

54000:6=9000  (đồng)

Mua 9 quyển vở như thế hết số tiền là:

9000×9=81000 (đồng)

Đáp số: 81000 đồng

Cách 2: Phương pháp dùng tỉ số

9 quyển vở gấp 6 quyển vở số lần là:

9:6=96=32 (lần)

Mua 9 quyển vở như thế hết số tiền là:

54000×32=81000 (đồng)

Đáp số: 81000 đồng

Câu 2 :

Mai đi từ nhà lúc 7 giờ 15 phút và đến trường sớm 8 phút so với giờ vào học. Lan đi từ nhà lúc 7 giờ 20 phút và đến trường đúng giờ vào học. Biết giờ vào học là 8 giờ. Hỏi Mai và Lan, ai đi từ nhà đến trường mất nhiều thời gian hơn và nhiều hơn bao nhiêu phút?

A. Mai ; 3 phút

B. Mai ; 5 phút

C. Lan ; 3 phút

D. Lan ; 5 phút

Đáp án

C. Lan ; 3 phút

Phương pháp giải :

- Tìm thời gian lúc Mai đi tới trường: Mai đến trường sớm 8 phút tức là đến trường lúc 8 giờ kém 8 phút hay 7 giờ 52 phút.

- Tính thời gian Mai đi từ nhà đến trường ta lấy thời gian lúc Mai đi tới trường trừ đi thời gian lúc Mai đi từ nhà.

- Tính thời gian Lan đi từ nhà đến trường ta lấy thời gian lúc Lan đi tới trường trừ đi thời gian lúc Lan đi từ nhà.

- So sánh hai kết quả để tìm ai đi mất nhiều thời gian hơn.

- Tìm thời gian đi nhiều hơn ta lấy số đo thời gian lớn hơn trừ đi số đo thời gian bé hơn.

Lời giải chi tiết :

Mai đến trường sớm 8 phút tức là đến trường lúc 8 giờ kém 8 phút hay 7 giờ 52 phút.

Thời gian Mai đi từ nhà đến trường là:

7 giờ 52 phút 7 giờ 15 phút =37 phút

Thời gian Lan đi từ nhà đến trường là:

8 giờ 7 giờ 20 phút =40 phút

Ta có: 40 phút  >37 phút.

Vây Lan đi từ nhà đến trường mất nhiều thời gian hơn và nhiều hơn số thời gian là:

40 phút 37 phút =3 phút

Đáp số: Lan ; 3 phút.

Câu 3 :

Một vận động viên đạp xe đạp trên một đường đua là một đường tròn với vận tốc 25,12 km/giờ. Anh ta đi trong 15 phút thì được một vòng tròn. Tính bán kính đường đua.

A. 0,25km

B. 0,5km

C. 1km

D. 2km

Đáp án

C. 1km

Phương pháp giải :

Quãng đường vận động viên đi được trong 15 phút chính là chu vi của đường đua hình tròn.

Để giải bài này ta có thể làm như sau:

- Đổi 15 phút =0,25 giờ.

- Tính quãng đường vận động viên đi được khi đạp 1 vòng đường đua ta lấy vận tốc nhân với thời gian (0,25 giờ).

- Tính bán kính đường đua ta lấy chu vi chia cho 3,14 rồi chia cho 2 hoặc chu vi chia cho 2 rồi chia cho 3,14.

Lời giải chi tiết :

Đổi 15 phút =0,25 giờ

Quãng đường vận động viên đi được khi đạp 1 vòng đường đua là:

25,12×0,25=6,28(km)

Vậy chu vi đường đua là 6,28km.

Bán kính đường đua là:

6,28:3,14:2=1(km)

Đáp số: 1km.

Câu 4 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Một khối gỗ dạng hình lập phương có cạnh 24cm. Người ta cắt đi một phần gỗ cũng có dạng hình lập phương có cạnh bằng nửa cạnh khối gỗ đó. Mỗi xăng-ti-mét khối gỗ nặng 0,75gam.

Vậy phần gỗ còn lại nặng

kg.

Đáp án

Một khối gỗ dạng hình lập phương có cạnh 24cm. Người ta cắt đi một phần gỗ cũng có dạng hình lập phương có cạnh bằng nửa cạnh khối gỗ đó. Mỗi xăng-ti-mét khối gỗ nặng 0,75gam.

Vậy phần gỗ còn lại nặng

kg.

Phương pháp giải :

- Tính độ dài cạnh của khối gỗ đã cắt đi (tính 24:2=12cm).

- Tính thể tích khối gỗ ban đầu (tính 24×24×24).

- Tính thể tích khối gỗ đã cắt đi (tính 12×12×12).

- Tính thể tích khối gỗ còn lại ta lấy thể tích khối gỗ ban đầu trừ đi thể tích khối gỗ đã cắt đi.

- Tính khối lượng của khối gỗ còn lại ta lấy khối lượng của 1 xăng-ti-mét khối gỗ nhân với thể tích khối gỗ còn lại.

Lời giải chi tiết :

Độ dài cạnh của khối gỗ đã cắt đi là:

24:2=12(cm)

Thể tích khối gỗ ban đầu là:

24×24×24=13824;(cm3)

Thể tích khối gỗ đã cắt đi là:

12×12×12=1728(cm3)

Thể tích khối gỗ còn lại là:

138241728=12096(cm3)

Cân nặng khối gỗ còn lại là:

0,75×12096=9072(g)

9072g=9,072kg

Đáp số: 9,072kg.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 9,072.

Câu 5 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Hình lập phương trên có

cạnh,

mặt.

Đáp án

Hình lập phương trên có

cạnh,

mặt.

Lời giải chi tiết :

- Hình lập phương đã cho có 12 cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh CD, cạnh DA, cạnh MN, cạnh NP, cạnh PQ, cạnh MQ, cạnh AM, cạnh BN, cạnh CP, cạnh DQ.

- Hình lập phương đã cho có 6 mặt là: mặt ABCD, mặt MNPQ  mặt ABNM, mặt DCPQ, mặt DAMQ, mặt  CBNP.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 12;6.

Câu 6 :

Người ta làm một cái lồng sắt hình lập phương có độ dài mỗi cạnh là 25dm. Cứ mỗi mét vuông sắt giá 45000 đồng. Hỏi người ta làm cái lồng sắt đó hết bao nhiều tiền mua sắt?

A. 1876500 đồng

B. 1768500 đồng

C. 1687500 đồng

D. 1568700 đồng

Đáp án

C. 1687500 đồng

Phương pháp giải :

Vì cái lồng sắt đó hình lập phương nên diện tích sắt phải mua bằng diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 25dm.

Để giải bài này ta có thể thực hiện như sau:

- Đổi đơn vị đo độ dài của mỗi cạnh về đơn vị là mét.

- Tính diện tích mỗi mặt của lồng sắt đó ta lấy độ dài mỗi cạnh của lồng sắt đó nhân với chính nó.

- Tính diện tích sắt cần phải mua để làm cái lồng đó ta lấy diện tích một mặt của lồng sắt đó nhân với 6.

- Tính số tiền cần dùng để mua sắt ta lấy giá tiền mua mỗi mét vuông sắt nhân với diện tích sắt cần phải mua.

Lời giải chi tiết :

Đổi 25dm=2,5m.

Diện tích một mặt của cái lồng sắt đó là:

2,5×2,5=6,25(m2)

Diện tích sắt dùng để làm cái lồng đó là:

6,25×6=37,5(m2)

Số tiền cần dùng để mua sắt làm cái lồng đó là:

45000×37,5=1687500 (đồng)

Đáp số: 1687500 đồng.

Câu 7 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 25cm và chiều cao là 16cm

cm2.

Đáp án

Diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 25cm và chiều cao là 16cm

cm2.

Phương pháp giải :

Độ dài đáy và chiều cao đã có cùng đơn vị đo nên để tính diện tích ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.

Lời giải chi tiết :

Diện tích tam giác đó là:

25×162=200(cm2)

Đáp số: 200cm2.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 200.

Câu 8 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Cho hình vẽ như bên dưới:

Biết hình vuông ABCD có diện tích là 2500dm2, độ dài cạnh AH bằng 70% độ dài đoạn AB.

Vậy diện tích hình thang HBCD

dm2.

Đáp án

Cho hình vẽ như bên dưới:

Biết hình vuông ABCD có diện tích là 2500dm2, độ dài cạnh AH bằng 70% độ dài đoạn AB.

Vậy diện tích hình thang HBCD

dm2.

Phương pháp giải :

- Tìm độ dài cạnh hình vuông.

- Tìm độ dài các cạnh đáy và chiều cao của hình thang sau đó để tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.

Lời giải chi tiết :

Ta có 50×50=2500. Vậy độ dài cạnh hình vuông ABCD50dm hay AB=BC=CD=AD=50dm.

Ta có HBCD là hình thang vuông với chiều cao là cạnh BC, hai đáy là HB,DC.

Độ dài cạnh AH là:

50:100×70=35(dm)

Độ dài cạnh HB là:

5035=15(dm)

Diện tích hình thang HBCD là:

(15+50)×50:2=1625(dm2)

Đáp số: 1625dm2.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1625.

Câu 9 :

Lúc 8 giờ sáng, người thứ I đi từ A đi qua B để đến C với vận tốc 50km/giờ. Cùng lúc đó tại B, người thứ II cũng khởi hành và đi cùng chiều với người thứ I với vận tốc 12km/giờ. Biết rằng khoảng cách AB bằng 19km. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ?

A. 0 giờ 30 phút

B. 8 giờ 16 phút

C. 8 giờ 30 phút

D. 9 giờ 5 phút

Đáp án

C. 8 giờ 30 phút

Phương pháp giải :

Theo đề bài, hai người xuất phát cùng lúc. Để giải bài này ta làm như sau:

- Tính hiệu vận tốc của hai người.

- Thời gian đi để gặp nhau bằng khoảng cách ban đầu giữa hai người chia cho hiệu hai vận tốc.

- Đổi số đo thời gian dạng số thập phân sang dạng số tự nhiên.

- Thời gian lúc hai người gặp nhau =  thời gian xuất phát + thời gian đi để gặp nhau.

Lời giải chi tiết :

Hiệu vận tốc của hai người là:

5012=38 (km/giờ)

Thời gian đi để hai người gặp nhau là:

19:38=0,5 (giờ)

Đổi:  0,5 giờ =30 phút

Hai người gặp nhau lúc:

8 giờ +30 phút =8 giờ 30 phút

Đáp số: 8 giờ 30 phút

Câu 10 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Cho hai số có tổng là 128 và hiệu hai số là 54.

Vậy số lớn là

, số bé là

Đáp án

Cho hai số có tổng là 128 và hiệu hai số là 54.

Vậy số lớn là

, số bé là

Phương pháp giải :

Đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.

Để tìm hai số ta áp dụng công thức sau:

Số bé = (tổng – hiệu) : 2;

Số lớn = (tổng + hiệu) : 2.

Lời giải chi tiết :

Ta có sơ đồ:

Số lớn là :        (128+54):2=91

Số bé là:          12891=37

Đáp số: Số bé: 37;

Số lớn: 91.

Vậy hai số điền vào ô trống theo thứ tự là 91;37.

Câu 11 :

Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện :

45,54×26+45,54+45,54×73

=45,54×26+45,54×

+45,54×73

=

×(26  +

+73)

=

×(

+73)

=

×

=

Đáp án

45,54×26+45,54+45,54×73

=45,54×26+45,54×

+45,54×73

=

×(26  +

+73)

=

×(

+73)

=

×

=

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức a×b+a+a×c=a×b+a×1+a×c=a×(b+1+c)

Lời giải chi tiết :

45,54×26+45,54+45,54×73=45,54×26+45,54×1+45,54×73=45,54×(26+1+73)=45,54×100=4554

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải là 1;45,54;1;45,54;27;45,54;100;4554.

Câu 12 :

Tìm số trung bình cộng của các số 12,3;28,4552,31.

A. 30,02

B. 31,02

C. 30,12

D. 31,12

Đáp án

B. 31,02

Phương pháp giải :

Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, trước hết ta tìm tổng của các số đó rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy có tất cả 3 số.

Vậy số trung bình cộng của các số 12,3;28,4552,31 là:

(12,3+28,45+52,31):3=31,02

Đáp số: 31,02.

Câu 13 :

Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:

45dam2+98dam2...2hm254dam2

A. <

B. =

C. >

Đáp án

A. <

Phương pháp giải :

- Muốn so sánh được hai vế trước tiên ta phải tính giá trị của cả hai vế và đưa về cùng đơn vị dam2.

- Áp dụng quy tắc đổi đơn vị diện tích từ đơn vị lớn sang đơn vị bé: 1hm2=100dam2.

Lời giải chi tiết :

Ta có 45dam2+98dam2=143dam2

Lại có 2hm2=200dam22hm254dam2=200dam254dam2=146dam2

143dam2<146dam2

nên 45dam2+98dam2<2hm254dam2 .

Vậy dấu cần điền là < .

Câu 14 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Ba bạn An, Bình, Minh có một số que tính. Số que tính của An bằng 25% tổng số que tính của cả ba bạn. Số que tính của Bình bằng 42% số que tính của cả ba bạn, còn lại là của Minh. Biết số que tính của Minh nhiều hơn số que tính của An là 24 que.

Vậy Minh có

que tính.

Đáp án

Ba bạn An, Bình, Minh có một số que tính. Số que tính của An bằng 25% tổng số que tính của cả ba bạn. Số que tính của Bình bằng 42% số que tính của cả ba bạn, còn lại là của Minh. Biết số que tính của Minh nhiều hơn số que tính của An là 24 que.

Vậy Minh có

que tính.

Phương pháp giải :

Coi tổng số que tính của cả ba bạn là 100%.

- Tính tỉ số phần trăm số que tính của Minh và tổng số que tính, ta lấy 100%25%42%=33%.

- Tính hiệu tỉ số phần trăm giữa số que tính của Minh và An, ta lấy 33%25%=8%.

- Khi đó 8% tổng số que tính chính là 24. Để tính tổng số que tính ta lấy 24  chia cho 8 rồi nhân với 100 .

- Tính số que tính của Minh ta lấy tổng số que tính chia cho 100 rồi nhân với 33.

Lời giải chi tiết :

Số que tính của Minh chiếm số phần trăm so với tổng số que tính của ba bạn là:

100%25%42%=33%

Số que tính của Minh nhiều hơn số que tính của An số phần trăm là:

33%25%=8%

Ba bạn có tất cả số que tính là:

24:8×100=300 (que tính)

Minh có số que tính là:

300:100×33=99 (que tính)

Đáp số: 99 que tính.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 99.

Câu 15 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

17,24+8,4

×23

Đáp án

17,24+8,4

×23

Phương pháp giải :

Tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết :

Tính lần lượt từ trái sang phải ta có:

17,24+8,4=25,6425,64×23=589,72

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống thep thứ tự từ trái sang phải là 25,64;589,72.

Câu 16 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Viết phân số sau thành số thập phân:

198=

Đáp án

Viết phân số sau thành số thập phân:

198=

Phương pháp giải :

- Viết phân số đã cho thành phân số thập phân bằng cách nhân cả tử số và mẫu số của phân số đã cho với một số thích hợp để có mẫu số là 10;100;1000...

- Viết phân số thập phân vừa viết được thành số thập phân gọn nhất.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 198=19×1258×125=23751000=2,375

Vậy đáp án cần điền vào ô trống là 2,375.


Cùng chủ đề:

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 9
Đề thi toán 6, đề kiểm tra toán 6 chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi toán 6, đề kiểm tra toán 6 chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết