Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề bài
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(5\dfrac{7}{{25}}hm\) $...$ \(52dam\;8m\)
A. \( < \)
B. \( > \)
C. \( = \)
Người ta xây tường rào xung quanh một cái hồ hình chữ nhật có chiều dài $45m$, chiều rộng kém chiều dài $23,5m$, bức tường cao $1,6m$ . Cứ mỗi mét vuông tiêu tốn hết $40000$ đồng. Hỏi xây bức tường đó hết tất cả bao nhiêu tiền ?
A. \(50812000\) đồng
B. \(18520000\) đồng
C. \(8512000\) đồng
D. \(4256000\) đồng
Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Một cửa hàng bán được $250kg$ gạo tẻ và gạo nếp. Biết rằng cửa hàng bán được $45kg$ gạo nếp.
Vậy số gạo tẻ bán được bằng
\(\% \) số gạo cửa hàng bán được.
Phân số “bảy mươi chín phần nghìn” được viết là
A. \(\dfrac{{79}}{{1000}}\)
B. \(\dfrac{{79}}{{100}}\)
C. \(\dfrac{{97}}{{100}}\)
D. \(\dfrac{{97}}{{10000}}\)
Điền số thích hợp vào chỗ chấm: \(45kg = ...dag\)
A. \(450\)
B. \(4500\)
C. \(45000\)
D. \(\dfrac{{45}}{{100}}\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hà đi học lúc \(6\) giờ \(45\) phút và dự định đến trường lúc \(7\) giờ \(30\) phút. Hôm nay đi khỏi nhà được $600m$ thì Hà phải quay về lấy \(1\) quyển vở để quên nên khi đến trường thì đúng \(7\) giờ \(45\) phút.
Vậy vận tốc của Hà là
km/giờ, biết vận tốc của Hà là không đổi.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hai hình tròn có tổng chu vi là ${\rm{52}}{\rm{,8}}dm$ . Bán kính hình tròn nhỏ bằng \(\dfrac{1}{5}\) bán kính hình tròn lớn.
Vậy chu vi của hình tròn lớn là
\(dm\), chu vi của hình tròn nhỏ là
\(dm\).
Một thửa ruộng hình thang có đáy bé bằng \(\dfrac{3}{5}\) đáy lớn, chiều cao bằng $\dfrac{1}{4}$ đáy lớn. Biết đáy lớn hình thang là $260m$. Để làm sạch cỏ trên thửa ruộng, bác Hùng cần $0,75$ giờ cho mỗi $100{m^2}$ đất. Hỏi bác Hùng cần dùng bao nhiêu giờ để làm sạch cỏ trên cả thửa ruộng ấy?
A. \(76,05\) giờ
B. \(101,4\) giờ
C. \(180\) giờ
D. \(202,8\) giờ
Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc \(12\) km/giờ, cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B là \(60km\) với vận tốc \(36\) km/giờ và đuổi theo xe đạp (xem hình vẽ). Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp?
A. \(1,25\) giờ
B. \(2,5\) giờ
C. \(3,5\) giờ
D. \(5\) giờ
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống:
\(2h{m^2}\;5da{m^2}\) $...$ \(2005da{m^2}\)
A. \( > \)
B. \( = \)
C. \( < \)
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(75,168\,...\,75,98\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
Một quầy lương thực buổi sáng bán được \(\dfrac{2}{7}\) tổng số gạo, buổi chiều bán được \(\dfrac{3}{5}\) tổng số gạo. Hỏi số gạo còn lại chiếm bao nhiêu phần số gạo của quầy lương thực đó?
A. \(\dfrac{4}{{35}}\)
B. \(\dfrac{2}{5}\)
C. \(\dfrac{5}{7}\)
D. \(\dfrac{{31}}{{35}}\)
Một người có \(3\) tạ gạo tẻ và gạo nếp. Sau khi người đó bán đi \(65kg\) gạo tẻ và \(30kg\) gạo nếp thì còn lại số gạo nếp bằng \(\dfrac{1}{4}\) số gạo tẻ. Hỏi lúc đầu người đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?
A. \(259kg\) gạo tẻ; \(41kg\) gạo nếp
B. \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
C. \(225kg\) gạo tẻ; \(75kg\) gạo nếp
D. \(400kg\) gạo tẻ; \(100kg\) gạo nếp
Tính: \(42 - 18,37\)
A. \(18,5\)
B. \(23,37\)
C. \(23,63\)
D. \(24,37\)
Một cửa hàng hoa quả có \(28\) quả dưa hấu, mỗi quả nặng \(3,25kg\). Biết cửa hàng đã bán hết \(18\) quả dưa hấu. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu ki-lô-gam dưa hấu?
A. $32,5kg$
B. $58,5kg$
C. $91kg$
D. $325kg$
\(15\) căn phòng như nhau có diện tích là \(1447,5{m^2}\). Hỏi \(8\) căn phòng như thế có diện tích là bao nhiêu mét vuông?
A. \(772{m^2}\)
B. \(774{m^2}\)
C. \(776{m^2}\)
D. \(778{m^2}\)
Lời giải và đáp án
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(5\dfrac{7}{{25}}hm\) $...$ \(52dam\;8m\)
A. \( < \)
B. \( > \)
C. \( = \)
C. \( = \)
- Đưa hai số đo về cùng một dạng là dạng số thập phân.
- Xác định các số đo đã cùng đơn vị đo chưa, nếu không cùng đơn vị đo ta phải đổi thành cùng $1$ đơn vị đo.
- Xác định các phần nguyên và phần thập phân để so sánh bình thường như so sánh các số thập phân.
Hai số đã cho chưa cùng đơn vị đo, ta sẽ đưa về cùng dạng số thập phân có đơn vị đo là \(dam\).
Ta có
$\begin{array}{l}+) \;5\dfrac{7}{{25}}hm = 5\dfrac{{28}}{{100}}hm = 5,28hm = 52,8dam.\\+)\;52dam\,\,8m = 52\dfrac{8}{{10}}dam = 52,8dam.\end{array}$
Ta có \(52,8 = 52,8\) nên \(52,8dam = 52,8dam\).
Do đó, \(5\dfrac{7}{{25}}hm = 52dam\,8m\)
Vậy đáp án đúng là dấu \( = \).
Người ta xây tường rào xung quanh một cái hồ hình chữ nhật có chiều dài $45m$, chiều rộng kém chiều dài $23,5m$, bức tường cao $1,6m$ . Cứ mỗi mét vuông tiêu tốn hết $40000$ đồng. Hỏi xây bức tường đó hết tất cả bao nhiêu tiền ?
A. \(50812000\) đồng
B. \(18520000\) đồng
C. \(8512000\) đồng
D. \(4256000\) đồng
C. \(8512000\) đồng
Số mét vuông bức tường rào bằng diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật có chiều dài $45m$, chiều rộng kém chiều dài $23,5m$ và chiều cao \(1,6m\).
Để giải bài này ta có thể thực hiện các bước như sau:
- Tính chiều rộng cái hồ ta lấy chiều dài trừ đi $23,5m$.
- Tính diện tích bức tường rào xây lên ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Tính số tiền dùng để xây hết bức tường rào đó ta lấy số tiền dùng để xây mỗi mét vuông nhân với diện tích bức tường rào đó.
Chiều rộng cái hồ đó là :
\(45 - 23,5 = 21,5 \;(m)\)
Diện tích bức tường rào đó được xây lên là:
\((45 + 21,5) \times 2 \times 1,6 = 212,8\;({m^2})\)
Số tiền dùng để xây bức tường rào đó là:
\(40000 \times 212,8 = 8512000\) (đồng)
Đáp số: \(8512000\) đồng.
Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Một cửa hàng bán được $250kg$ gạo tẻ và gạo nếp. Biết rằng cửa hàng bán được $45kg$ gạo nếp.
Vậy số gạo tẻ bán được bằng
\(\% \) số gạo cửa hàng bán được.
Một cửa hàng bán được $250kg$ gạo tẻ và gạo nếp. Biết rằng cửa hàng bán được $45kg$ gạo nếp.
Vậy số gạo tẻ bán được bằng
\(\% \) số gạo cửa hàng bán được.
- Tìm số gạo tẻ cửa hàng bán được, lấy tổng số gạo trừ đi số gạo nếp.
- Tìm thương của số gạo tẻ so với tổng số gạo cửa hàng bán được viết dưới dạng số thập phân.
- Nhân thương vừa tìm được với \(100\) được kết quả ta viết thêm kí hiệu $\% $ vào bên phải.
Cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo tẻ là:
\(250 - 45 = 205(kg)\)
Tỉ số phần trăm giữa số gạo tẻ và tổng số gạo cửa hàng bán được là:
\(205:250 = 0,82 = 82\% \)
Đáp số: \(82\% \).
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(82\).
Phân số “bảy mươi chín phần nghìn” được viết là
A. \(\dfrac{{79}}{{1000}}\)
B. \(\dfrac{{79}}{{100}}\)
C. \(\dfrac{{97}}{{100}}\)
D. \(\dfrac{{97}}{{10000}}\)
A. \(\dfrac{{79}}{{1000}}\)
Viết phân số thập phân tương tự như cách viết phân số thông thường
Phân số “bảy mươi chín phần nghìn” được viết là \(\dfrac{{79}}{{1000}}\).
Điền số thích hợp vào chỗ chấm: \(45kg = ...dag\)
A. \(450\)
B. \(4500\)
C. \(45000\)
D. \(\dfrac{{45}}{{100}}\)
B. \(4500\)
Áp dụng nhận xét, trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau $10$ lần.
Ta có: \(1kg = 10hg = 100dag\) nên \(45kg = 4500dag\)
(vì \(45 \times 100 = 4500\,\))
Vậy \(45kg = 4500dag\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hà đi học lúc \(6\) giờ \(45\) phút và dự định đến trường lúc \(7\) giờ \(30\) phút. Hôm nay đi khỏi nhà được $600m$ thì Hà phải quay về lấy \(1\) quyển vở để quên nên khi đến trường thì đúng \(7\) giờ \(45\) phút.
Vậy vận tốc của Hà là
km/giờ, biết vận tốc của Hà là không đổi.
Hà đi học lúc \(6\) giờ \(45\) phút và dự định đến trường lúc \(7\) giờ \(30\) phút. Hôm nay đi khỏi nhà được $600m$ thì Hà phải quay về lấy \(1\) quyển vở để quên nên khi đến trường thì đúng \(7\) giờ \(45\) phút.
Vậy vận tốc của Hà là
km/giờ, biết vận tốc của Hà là không đổi.
Thời gian Hà phải đi nhiều hơn so với dự định do quãng đường Hà phải đi thêm vì quên vở (quãng đường dài gấp \(2\) lần quãng đường từ nhà đến chỗ Hà quay về lấy vở).
Để giải bài này ta có thể làm như sau:
- Tìm quãng đường Hà phải đi thêm do quên vở ta lấy \(600m\) nhân với \(2\).
- Đổi quãng đường vừa tìm được sang đơm vị đo là ki-lô-mét.
- Tìm thời gian Hà phải đi thêm: \(7\) giờ \(45\) phút \( - \,\,7\) giờ \(30\) phút.
- Đổi số đo thời gian vừa tìm được sang số thập phân với đơn vị đo là giờ.
- Tìm vận tốc của Hà ta lấy quãng đường Hà phải đi thêm chia cho thời gian đi thêm.
Do quên vở phải quay về nên quãng đường Hà phải đi thêm là:
\(600 \times 2 = 1200\,(m)\)
Đổi \(1200m = 1,2km\)
Thời gian Hà phải đi thêm là:
\(7\) giờ \(45\) phút \( - \,\,7\) giờ \(30\) phút \( = \,\,15\) phút
Đổi \(15\) phút \( = \,\,0,25\) giờ
Vận tốc của Hà là:
\(1,2:0,25 = 4,8\) (km/giờ)
Đáp số: \(4,8\) km/giờ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(4,8\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hai hình tròn có tổng chu vi là ${\rm{52}}{\rm{,8}}dm$ . Bán kính hình tròn nhỏ bằng \(\dfrac{1}{5}\) bán kính hình tròn lớn.
Vậy chu vi của hình tròn lớn là
\(dm\), chu vi của hình tròn nhỏ là
\(dm\).
Cho hai hình tròn có tổng chu vi là ${\rm{52}}{\rm{,8}}dm$ . Bán kính hình tròn nhỏ bằng \(\dfrac{1}{5}\) bán kính hình tròn lớn.
Vậy chu vi của hình tròn lớn là
\(dm\), chu vi của hình tròn nhỏ là
\(dm\).
Dựa vào nhận xét ở bên trên ta có: Bán kính hình tròn nhỏ bằng \(\dfrac{1}{5}\) bán kính hình tròn lớn nên chu vi hình tròn nhỏ bằng \(\dfrac{1}{5}\) chu hình tròn lớn.
Khi đó ta có bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số, giải bài toán tổng – tỉ này ta tìm được chu vi mỗi hình tròn.
Bán kính hình tròn nhỏ bằng \(\dfrac{1}{5}\) bán kính hình tròn lớn nên chu vi hình tròn nhỏ bằng \(\dfrac{1}{5}\) chu hình tròn lớn.
Ta có sơ đồ
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(5 + 1 = 6\) (phần)
Giá trị một phần hay chu vi hình tròn nhỏ là:
\(52,8:6 = 8,8\;(dm)\)
Chu vi hình tròn lớn là:
\(52,8 - 8,8 = 44\;(dm)\)
Đáp số: Chu vi hình tròn lớn: \(44dm\);
Chu vi hình tròn bé: \(8,8dm\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái qua phải là \(44\,;\,\,8,8\).
Một thửa ruộng hình thang có đáy bé bằng \(\dfrac{3}{5}\) đáy lớn, chiều cao bằng $\dfrac{1}{4}$ đáy lớn. Biết đáy lớn hình thang là $260m$. Để làm sạch cỏ trên thửa ruộng, bác Hùng cần $0,75$ giờ cho mỗi $100{m^2}$ đất. Hỏi bác Hùng cần dùng bao nhiêu giờ để làm sạch cỏ trên cả thửa ruộng ấy?
A. \(76,05\) giờ
B. \(101,4\) giờ
C. \(180\) giờ
D. \(202,8\) giờ
B. \(101,4\) giờ
- Tìm đáy lớn và chiều cao theo quy tắc: muốn tìm phân số của một số ta lấy số đó nhân với phân số.
- Tìm diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho \(2\).
- Tìm số giờ để làm sạch cỏ theo bài toán tỉ lệ thuận: tìm tỉ số giữa diện tích và \(100m^2\), diện tích gấp \(100m^2\) bao nhiêu lần thì số giờ để làm sạch cỏ cũng gấp \(0,75\) giờ bấy nhiêu lần.
Độ dài đáy bé của thửa ruộng đó là:
$260 \times \dfrac{3}{5} = 156\;(m)$
Chiều cao của thửa ruộng đó là:
$260 \times \dfrac{1}{4} = 65\;(m)$
Diện tích của thửa ruộng đó là:
$\dfrac{{(156 + 260) \times 65}}{2} = 13520\;({m^2})$
$13520{m^2}$ gấp $100{m^2}$ số lần là:
$13520:100 = 135,2$ (lần)
Bác Hùng cần dùng số giờ để làm sạch cỏ trên cả thửa ruộng đó là:
\(0,75 \times 135,2 = 101,4\) (giờ)
Đáp số: \(101,4\) giờ.
Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc \(12\) km/giờ, cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B là \(60km\) với vận tốc \(36\) km/giờ và đuổi theo xe đạp (xem hình vẽ). Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp?
A. \(1,25\) giờ
B. \(2,5\) giờ
C. \(3,5\) giờ
D. \(5\) giờ
B. \(2,5\) giờ
Theo đề bài, xe đạp và xe máy xuất phát cùng lúc. Để giải bài này ta làm như sau:
- Tính hiệu vận tốc hai xe.
- Thời gian đi để gặp nhau bằng khoảng cách ban đầu giữa hai xe chia cho hiệu hai vận tốc.
Hiệu vận tốc của hai xe là:
\(36 - 12 = 24\) (km/giờ)
Kể từ lúc bắt đầu đi, xe máy đuổi kịp xe đạp sau số giờ là:
\(60:24 = 2,5\) (giờ)
Đáp số: \(2,5\) giờ.
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống:
\(2h{m^2}\;5da{m^2}\) $...$ \(2005da{m^2}\)
A. \( > \)
B. \( = \)
C. \( < \)
C. \( < \)
Đổi về cùng một đơn vị đo là \(dam^2\) rồi so sánh.
Ta có:
\(2h{m^2} = 200da{m^2}\)
\(2h{m^2}5da{m^2} \)\(= 2h{m^2} + 5da{m^2} \)\(= 200h{m^2} + 5da{m^2} \)\(= 205da{m^2}\)
Vì \(205da{m^2} < 2005da{m^2}\) nên \(2h{m^2}5da{m^2} < 2005da{m^2}\).
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(75,168\,...\,75,98\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
B. \( < \)
- Xác định phần nguyên của hai số thập phân đã cho: hai số có phần nguyên bằng nhau.
- Xác định hàng phần mười của hai số: hai số khác hàng phần mười. So sánh hàng phần mười của hai số: số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Ta thấy hai số thập phân $75,168$ và \(75,9\) có cùng phần nguyên là \(75\), có hàng phần mười \(1 < 9\) nên \(75,168\, < \,75,98\)
Vậy đáp án cần điền là dấu: \( < \).
Một quầy lương thực buổi sáng bán được \(\dfrac{2}{7}\) tổng số gạo, buổi chiều bán được \(\dfrac{3}{5}\) tổng số gạo. Hỏi số gạo còn lại chiếm bao nhiêu phần số gạo của quầy lương thực đó?
A. \(\dfrac{4}{{35}}\)
B. \(\dfrac{2}{5}\)
C. \(\dfrac{5}{7}\)
D. \(\dfrac{{31}}{{35}}\)
A. \(\dfrac{4}{{35}}\)
Bước 1: Tìm tổng số gạo đã bán trong hai buổi sáng và chiều.
Bước 2: Tìm số gạo còn lại.
Coi tổng số gạo là \(1\) đơn vị.
Trong buổi sáng và buổi chiều, quầy lương thực đó đã bán được số gạo là:
\(\dfrac{2}{7} + \dfrac{3}{5} = \dfrac{{31}}{{35}}\) (tổng số gạo)
Số gạo còn lại của quầy lương thực đó là:
\(1 - \dfrac{{31}}{{35}} = \dfrac{4}{{35}}\) (tổng số gạo)
Đáp số: \(\dfrac{4}{{35}}\) tổng số gạo
Một người có \(3\) tạ gạo tẻ và gạo nếp. Sau khi người đó bán đi \(65kg\) gạo tẻ và \(30kg\) gạo nếp thì còn lại số gạo nếp bằng \(\dfrac{1}{4}\) số gạo tẻ. Hỏi lúc đầu người đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?
A. \(259kg\) gạo tẻ; \(41kg\) gạo nếp
B. \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
C. \(225kg\) gạo tẻ; \(75kg\) gạo nếp
D. \(400kg\) gạo tẻ; \(100kg\) gạo nếp
B. \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
- Đề bài cho tổng số gạo ban đầu nhưng lại cho tỉ số giữa gạo nếp và gạo tẻ lúc sau. Để tính được lúc đầu người ta có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại, ta sẽ đi tìm xem sau khi bán thì mỗi loại còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo.
- Ban đầu có \(3\) tạ gạo, tức là có \(300kg\) gạo, người đó bán đi \(65kg\) gạo tẻ và \(30kg\) gạo nếp nên số gạo còn lại lúc sau là \(300 - 65 - 30 = 205kg\). Từ đây ta đưa được về bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
Theo bài ra số gạo nếp còn lại bằng \(\dfrac{1}{4}\) số gạo tẻ nên ta vẽ sơ đồ biểu thị số gạo nếp gồm \(1\) phần, số gạo tẻ gồm \(4\) phần như thế. Cọi số gạo nếp là số bé, số gạo tẻ là số lớn, ta tìm hai số theo công thức:
Số bé = Giá trị một phần × số phần của số bé
hoặc
Số lớn = Giá trị một phần × số phần của số lớn.
Đổi \(3\) tạ \( = 300kg\).
Sau khi bán, người đó còn lại số ki-lô-gam gạo tẻ và gạo nếp là:
\(300 - 65 - 30 = 205\,(kg)\)
Ta có sơ đồ biểu diễn số gạo còn lại sau khi bán:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(4 + 1 = 5\) (phần)
Giá trị một phần hay số gạo nếp còn lại sau khi bán là:
\(205:5 = 41\,(kg)\)
Ban đầu người đó có số ki-lô-gam gạo nếp là:
\(41 + 30 = 71\,(kg)\)
Ban đầu người đó có số ki-lô-gam gạo nếp là:
\(300 - 71 = 229\,(kg)\)
Đáp số: \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
Tính: \(42 - 18,37\)
A. \(18,5\)
B. \(23,37\)
C. \(23,63\)
D. \(24,37\)
C. \(23,63\)
Đặt tính rồi tính theo quy tắc:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
(ta thấy số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì ta có thể viết thêm \(2\) chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của số bị trừ)
- Trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{42,00}\\{18,37}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,23,63}\end{array}\,\)
Vậy: \( 42 - 18,37 = 23,63\).
Một cửa hàng hoa quả có \(28\) quả dưa hấu, mỗi quả nặng \(3,25kg\). Biết cửa hàng đã bán hết \(18\) quả dưa hấu. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu ki-lô-gam dưa hấu?
A. $32,5kg$
B. $58,5kg$
C. $91kg$
D. $325kg$
A. $32,5kg$
- Tính số quả dưa hấu còn lại.
- Tính khối lượng của số quả dưa hấu đó.
Sau khi bán, cửa hàng còn lại số quả dưa hấu là:
$28 - 18 = 10$ (quả)
Cửa hàng còn lại số ki-lô-gam dưa hấu là:
\(3,25 \times 10 = 32,5\,(kg)\)
Đáp số: \(32,5kg\).
\(15\) căn phòng như nhau có diện tích là \(1447,5{m^2}\). Hỏi \(8\) căn phòng như thế có diện tích là bao nhiêu mét vuông?
A. \(772{m^2}\)
B. \(774{m^2}\)
C. \(776{m^2}\)
D. \(778{m^2}\)
A. \(772{m^2}\)
Xác định đây là dạng toán rút về đơn vị:
Bước 1: Tính diện tích \(1\) căn phòng ta lấy \(1447,5{m^2}\,\)chia cho \(15\).
Bước 2: Tính diện tích \(8\) căn phòng ta lấy diện tích \(1\) căn phòng nhân với \(8\).
Diện tích \(1\) căn phòng là:
\(1447,5:15 = 96,5\left( {{m^2}} \right)\)
Diện tích \(8\) căn phòng là:
\(96,5 \times 8 = 772\left( {{m^2}} \right)\)
Đáp số: \(772{m^2}\).