Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 6 Chân trời sáng tạo- Đề số 3
Đề bài
A. Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số
B. Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
C. Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình lập phương trên có
cạnh,
mặt.
Trong các phân số sau, phân số nào là phân số tối giản?
A. 69
B. 1520
C. 1326
D. 1522
Điền dấu (>;=;<) thích hợp vào ô trống:
(13−4,2×0,75):0,2
22,5+4,98:0,15−6,45
Vận tốc ca nô khi nước lặng là 15 km/giờ. Vận tốc dòng nước là 2 km/giờ. Vận tốc của ca nô khi đi xuôi dòng là:
A. 19 km/giờ
B. 8,5 km/giờ
C. 13 km/giờ
D. 17 km/giờ
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 22cm, chiều rộng 8cm, chiều cao 4,5cm. Một khối gạch do 6 viên gạch xếp thành dạng hình hộp chữ nhật như hình vẽ:
Diện tích toàn phần của của khối gạch đó là
cm2.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Lúc 7 giờ 15 phút Tùng bắt đầu từ nhà đi ra bến xe. Tùng đi từ nhà lên bến xe hết 15 phút, sau đó Tùng lên ô tô và về quê. Biết rằng thời gian Tùng đi xe ô tô nhiều hơn thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe là 2,8 giờ.
Vậy Tùng về đến quê lúc
giờ
phút.
Một thửa ruộng hình tam giác vuông có tổng hai cạnh góc vuông là 72m và cạnh góc vuông này bằng 0,6 lần cạnh góc vuông kia. Trên thửa ruộng này người ta trồng lúa, trung bình cứ 100m2 thu được 60kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
A. 3,645 tạ
B. 7,29 tạ
C. 364,5 tạ
D. 729 tạ
Hiện nay tuổi An bằng 35 tuổi Bình. Ba năm trước An kém Bình 8 tuổi. Tính số tuổi mỗi người hiện nay.
A. An 5 tuổi, Bình 13 tuổi
B. An 12 tuổi, Bình 20 tuổi
C. An 6 tuổi, Bình 14 tuổi
D. An 9 tuổi, Bình 15 tuổi
Chọn số thích hợp để điền vào chỗ chấm :
37dm221cm2=...dm2
A. 3,721
B. 37,0021
C. 37,21
D. 372,1
Điền số thích hợp vào ô trống:
Siêu thị điện máy Trần Anh bán một chiếc quạt điện với giá 560000 đồng thì được lãi 12% so với vốn.
Vậy tiền vốn để mua chiếc quạt đó là
đồng.
Tính: 23,2:1,45.
A. 1,6
B. 1,8
C. 16
D. 18
Điền số thích hợp vào ô trống:
5000dm=
hm
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 50 ngày. Nhưng sau đó có một số người đến thêm nên số gạo chỉ đủ ăn trong 30 ngày.
Vậy số người đến thêm là
người.
Mua 6 quyển vở thì hết 54000 đồng. Hỏi mua 9 quyển vở như thế thì hết bao nhiêu tiền?
A. 9000 đồng
B. 72000 đồng
C. 81000 đồng
D. 135000 đồng
Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
245,18−81,359−17,641+113,82
=(245,18+
)−(81,359+
)
=
−
=
Lời giải và đáp án
A. Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số
B. Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
C. Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
- Dựa vào định nghĩa phân số đảo ngược
- Dựa vào quy tắc nhân và chia hai phân số
- Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.
- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Vậy cả ba phát biểu trên đều đúng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình lập phương trên có
cạnh,
mặt.
Hình lập phương trên có
cạnh,
mặt.
- Hình lập phương đã cho có 12 cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh CD, cạnh DA, cạnh MN, cạnh NP, cạnh PQ, cạnh MQ, cạnh AM, cạnh BN, cạnh CP, cạnh DQ.
- Hình lập phương đã cho có 6 mặt là: mặt ABCD, mặt MNPQ mặt ABNM, mặt DCPQ, mặt DAMQ, mặt CBNP.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 12;6.
Trong các phân số sau, phân số nào là phân số tối giản?
A. 69
B. 1520
C. 1326
D. 1522
D. 1522
- Phân số tối giản là phân số có tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1.
- Rút gọn các phân số đã cho rồi tìm phân số tối giản.
Ta có:
69=6:39:3=23;
1520=15:520:5=34 ;
1326=13:1326:13=12 ;
Phân số 1522 có tử số tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1.
Vậy trong các phân số đã cho, phân số tối giản là 1522.
Điền dấu (>;=;<) thích hợp vào ô trống:
(13−4,2×0,75):0,2
22,5+4,98:0,15−6,45
(13−4,2×0,75):0,2
22,5+4,98:0,15−6,45
Tính kết quả của từng biểu thức rồi so sánh hai kết quả với nhau.
- Nếu biểu thức có chứa dấu ngoăc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có chứa phép nhân, phép chia và phép cộng, phép trừ thì ta thực hiện phép nhân, phép chia trước, rồi tính phép cộng và phép trừ sau.
Ta có:
(13−4,2×0,75):0,222,5+4,98:0,15−6,45=(13−3,15):0,2=22,5+33,2−6,45=9,85:0,2=55,7−6,45=49,25=49,25
Mà 49,25=49,25
Vậy (13−4,2×0,75):0,2=22,5+4,98:0,15−6,45.
Vận tốc ca nô khi nước lặng là 15 km/giờ. Vận tốc dòng nước là 2 km/giờ. Vận tốc của ca nô khi đi xuôi dòng là:
A. 19 km/giờ
B. 8,5 km/giờ
C. 13 km/giờ
D. 17 km/giờ
D. 17 km/giờ
Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực của vật + vận tốc dòng nước, hay
Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật khi nước yên lặng + vận tốc dòng nước.
Vận tốc của ca nô khi đi xuôi dòng là:
15+2=17 (km/giờ)
Đáp số: 17 km/giờ.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 22cm, chiều rộng 8cm, chiều cao 4,5cm. Một khối gạch do 6 viên gạch xếp thành dạng hình hộp chữ nhật như hình vẽ:
Diện tích toàn phần của của khối gạch đó là
cm2.
Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 22cm, chiều rộng 8cm, chiều cao 4,5cm. Một khối gạch do 6 viên gạch xếp thành dạng hình hộp chữ nhật như hình vẽ:
Diện tích toàn phần của của khối gạch đó là
cm2.
Khi xếp 6 viên gạch thành khối gạch có dạng hình hộp chữ nhật thì khối gạch đó kích thước chiều dài bằng chiều dài của viên gạch; chiều rộng bằng 2 lần chiều rộng của viên gạch và chiều cao bằng 3 lần chiều cao của viên gạch.
Để giải bài này ta có thể thực hiện các bước như sau:
- Tính chiều rộng của khối gạch ta lấy chiều rộng viên gạch nhân với 2.
- Tính chiều cao của khối gạch ta lấy chiều cao viên gạch nhân với 3.
- Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Tính diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
Chiều rộng của khối gạch hình hộp chữ nhật đó là:
8×2=16(cm)
Chiều cao của khối gạch hình hộp chữ nhật đó là:
4,5×3=13,5(cm)
Diện tích xung quanh của khối gạch đó là:
(22+16)×2×13,5=1026(cm2)
Diện tích đáy của khối gạch hình hộp chữ nhật là:
22×16=352(cm2)
Diện tích toàn phần của khối gạch hình hộp chữ nhật là
1026+352=1378(cm2)
Đáp số: 1378cm2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1378.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Lúc 7 giờ 15 phút Tùng bắt đầu từ nhà đi ra bến xe. Tùng đi từ nhà lên bến xe hết 15 phút, sau đó Tùng lên ô tô và về quê. Biết rằng thời gian Tùng đi xe ô tô nhiều hơn thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe là 2,8 giờ.
Vậy Tùng về đến quê lúc
giờ
phút.
Lúc 7 giờ 15 phút Tùng bắt đầu từ nhà đi ra bến xe. Tùng đi từ nhà lên bến xe hết 15 phút, sau đó Tùng lên ô tô và về quê. Biết rằng thời gian Tùng đi xe ô tô nhiều hơn thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe là 2,8 giờ.
Vậy Tùng về đến quê lúc
giờ
phút.
- Đổi 2,8 giờ =2 giờ 48 phút.
- Tính thời gian Tùng đi xe ô tô ta lấy thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe cộng với 2 giờ 48 phút.
- Tính thời gian Tùng đi từ nhà về đến quê ta tìm tổng thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe và thời gian Tùng đi xe ô tô.
- Tìm thời gian lúc Tùng về đến quê ta lấy thời gian lúc Tùng bắt đầu từ nhà đi cộng với thời gian Tùng đi từ nhà về đến quê.
Đổi 2,8 giờ =2 giờ 48 phút.
Thời gian Tùng đi xe ô tô là:
15 phút +2 giờ 48 phút =2 giờ 63 phút =3 giờ 3 phút
Thời gian Tùng đi từ nhà về đến quê là:
15 phút +3 giờ 3 phút =3 giờ 18 phút
Tùng về đến quê lúc:
7 giờ 15 phút +3 giờ 18 phút =10 giờ 33 phút
Đáp số: 10 giờ 33 phút.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 10;33.
Một thửa ruộng hình tam giác vuông có tổng hai cạnh góc vuông là 72m và cạnh góc vuông này bằng 0,6 lần cạnh góc vuông kia. Trên thửa ruộng này người ta trồng lúa, trung bình cứ 100m2 thu được 60kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
A. 3,645 tạ
B. 7,29 tạ
C. 364,5 tạ
D. 729 tạ
A. 3,645 tạ
- Đổi 0,6=35. Khi đó ta có bài toán tổng tỉ cơ bản. Giải bài toán này ta tìm được độ dài hai cạnh góc vuông, từ đó tính được diện tích thửa ruộng.
- Tìm số thóc thu được theo bài toán tỉ lệ thuận: tìm tỉ số giữa diện tích và 100m2, diện tích gấp 100m2 bao nhiêu lần thì số thóc thu được cũng gấp 60kg bấy nhiêu lần.
- Đổi số ki-lô-gam thóc thu được ra đơn vị là tạ.
Đổi 0,6=35
Ta có sơ đồ:
Tổng số phần bằng nhau là :
3+5=8 (phần)
Giá trị một phần là:
72:8=9(m)
Độ dài một cạnh góc vuông là:
9×3=27(m)
Độ dài cạnh góc vuông còn lại là:
72−27=45(m)
Diện tích thửa ruộng đó là:
45×27:2=607,5(m2)
607,5m2 gấp 100m2 số lần là:
607,5:100=6,075 (lần)
Trên cả thửa ruộng, người ta thu hoạch được số thóc là:
60×6,075=364,5(kg)
364,5kg=3,645 tạ
Đáp số: 3,645 tạ.
Chọn A
Hiện nay tuổi An bằng 35 tuổi Bình. Ba năm trước An kém Bình 8 tuổi. Tính số tuổi mỗi người hiện nay.
A. An 5 tuổi, Bình 13 tuổi
B. An 12 tuổi, Bình 20 tuổi
C. An 6 tuổi, Bình 14 tuổi
D. An 9 tuổi, Bình 15 tuổi
B. An 12 tuổi, Bình 20 tuổi
- Vì hiệu số tuổi của hai bạn không thay đổi theo thời gian nên hiện nay An vẫn kém Bình 8 tuổi.
- Hiện nay tuổi An bằng 35 tuổi Bình hay tỉ số về số tuổi của An và Bình là 35. Ta biểu diễn số tuổi của An hiện nay là 3 phần bằng nhau, số tuổi của Bình hiện nay là 5 phần như thế. Coi tuổi An là số bé, tuổi Bình là số lớn, ta tìm hai số theo công thức:
Số bé = Giá trị một phần × số phần của số bé
hoặc
Số lớn = Giá trị một phần × số phần của số lớn.
Vì hiệu số tuổi của hai bạn không thay đổi theo thời gian, ba năm trước An kém Bình 8 tuổi nên hiện nay An vẫn kém Bình 8 tuổi.
Ta có sơ đồ số tuổi hai bạn hiện nay:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5−3=2 (phần)
Giá trị một phần là:
8:2=4 (tuổi)
Tuổi An hiện nay là:
4×3=12 (tuổi)
Tuổi Bình hiện nay là:
12+8=20 (tuổi)
Đáp số: An 12 tuổi; Bình 20 tuổi.
Chọn số thích hợp để điền vào chỗ chấm :
37dm221cm2=...dm2
A. 3,721
B. 37,0021
C. 37,21
D. 372,1
C. 37,21
- Xác định hai đơn vị đo diện tích đã cho (dm2 và cm2) và tìm mối liên hệ giữa chúng:
1dm2=100cm2 hay 1cm2=1100dm2.
- Đổi số đo diện tích đã cho thành hỗn số có phần phân số là phân số thập phân.
- Đổi hỗn số vừa tìm được thành số thập phân gọn nhất.
Theo bảng đơn vị đo diện tích ta có 1dm2=100cm2 hay 1cm2=1100dm2.
Nên 37dm221cm2=3721100dm2=37,21dm2.
Vậy 37dm221cm2=37,21dm2.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Siêu thị điện máy Trần Anh bán một chiếc quạt điện với giá 560000 đồng thì được lãi 12% so với vốn.
Vậy tiền vốn để mua chiếc quạt đó là
đồng.
Siêu thị điện máy Trần Anh bán một chiếc quạt điện với giá 560000 đồng thì được lãi 12% so với vốn.
Vậy tiền vốn để mua chiếc quạt đó là
đồng.
- Coi giá vốn của chiếc quạt điện là 100% thì tiền lãi sẽ chiếm 12% so với giá vốn.
Ta có: Giá bán = giá vốn + lãi
112% 100% 12%
Như vậy 112% giá vốn của chiếc quạt điện là 560000 đồng, muốn tìm giá vốn của chiếc quạt điện ta lấy 560000 chia cho 112 nhân với 100.
Coi giá vốn của chiếc quạt điện là 100%.
Giá bán của chiếc quạt điện chiếm số phần trăm so với giá vốn là:
100%+12%=112% giá vốn
Giá vốn của chiếc quạt điện đó là:
560000:112×100=500000 (đồng)
Đáp số: 500000 đồng.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 500000.
Tính: 23,2:1,45.
A. 1,6
B. 1,8
C. 16
D. 18
C. 16
- Phần thập phân của số 1,45 có hai chữ số.
- Chuyển dấu phẩy của số 23,2 sang bên phải hai chữ số, tuy nhiên phần thập phân của số 23,2 chỉ có một chữ số nên coi 23,2=23,20, chuyển dấu phẩy sang hai chữ số được 2320; bỏ dấu phẩy ở số 1,45 được 145.
- Thực hiện phép chia 2320:145.
Đặt tính và thực hiện tính ta có:
Vậy 23,2:1,45=16.
Điền số thích hợp vào ô trống:
5000dm=
hm
5000dm=
hm
Ta có: 1hm=1000dm. Để đổi một số từ đơn vị đo dm sang đơn vị đo hm ta chỉ việc chia số đó cho 1000.
Trong bảng đơn vị đo độ dài đã học, 1hm gấp 1000 lần 1dm, hay 1hm=1000dm.
Nhẩm: 5000:1000=5.
Do đó, 5000dm=5hm.
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 5.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 50 ngày. Nhưng sau đó có một số người đến thêm nên số gạo chỉ đủ ăn trong 30 ngày.
Vậy số người đến thêm là
người.
Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 50 ngày. Nhưng sau đó có một số người đến thêm nên số gạo chỉ đủ ăn trong 30 ngày.
Vậy số người đến thêm là
người.
+ Với cùng một lượng gạo đã dự trữ, càng có nhiều người ăn thì số ngày để ăn hết gạo sẽ giảm đi. Vậy đây là bài toán tỉ lệ nghịch.
+ Đối với dạng toán về quan hệ tỉ lệ, ta có thể làm theo 2 cách sau:
Cách 1: Dùng phương pháp rút về đơn vị.
Cách 2: Dùng phương pháp tìm tỉ số.
Tóm tắt:
50 ngày: 120 người :
30 ngày : …người
Số người đến thêm: … người?
(Phương pháp rút về đơn vị)
1 người ăn hết số gạo đó trong số ngày là:
120×50=6000 (ngày)
Để ăn hết số gạo đó trong 30 ngày thì cần số người là:
6000:30=200 (người)
Số người đến thêm là :
200−120=80 (người)
Đáp số: 80 người.
Mua 6 quyển vở thì hết 54000 đồng. Hỏi mua 9 quyển vở như thế thì hết bao nhiêu tiền?
A. 9000 đồng
B. 72000 đồng
C. 81000 đồng
D. 135000 đồng
C. 81000 đồng
+ Ta thấy càng mua nhiều quyển vở thì càng hết nhiều tiền và ngược lại mua ít quyển vở thì hết ít tiền hơn. Vậy đây là bài toán tỉ lệ thuận.
+ Đối với dạng bài về quan hệ tỉ lệ, ta có thể làm theo 2 cách sau:
Cách 1: dùng phương pháp rút về đơn vị: tính số tiền mua 1 quyển vở, sau đó tính số tiền để mua 1 quyển vở.
Cách 2: dùng phương pháp tìm tỉ số: số vở tăng lên bao nhiêu lần thì số tiền cũng tăng lên bấy nhiêu lần.
Tóm tắt:
6 quyển vở: 54000 đồng
9 quyển vở: … đồng?
Cách 1: Phương pháp rút về đơn vị
Mua 1 quyển vở hết số tiền là:
54000:6=9000 (đồng)
Mua 9 quyển vở như thế hết số tiền là:
9000×9=81000 (đồng)
Đáp số: 81000 đồng
Cách 2: Phương pháp dùng tỉ số
9 quyển vở gấp 6 quyển vở số lần là:
9:6=96=32 (lần)
Mua 9 quyển vở như thế hết số tiền là:
54000×32=81000 (đồng)
Đáp số: 81000 đồng
Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
245,18−81,359−17,641+113,82
=(245,18+
)−(81,359+
)
=
−
=
245,18−81,359−17,641+113,82
=(245,18+
)−(81,359+
)
=
−
=
Ta có: a−b−c+d=(a+d)−(b+c).
Nhận thấy 18+82=100;359+641=1000 nên ta nhóm các số thập phân có phần thập phân cộng với nhau là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ...
Ta có:
245,18−81,359−17,641+113,82=(245,18+113,82)−(81,359+17,641)=359−99=260
Vậy số thích hợp điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải lần lượt là 113,82;17,641;359;99;260.