Giải bài 10 trang 24 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Toán lớp 11 Cánh diều Bài 1. Phép dời hình Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều


Giải bài 10 trang 24 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều

Cho hình chữ nhật ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Xác định một phép dời hình biến:

Đề bài

Cho hình chữ nhật ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Xác định một phép dời hình biến:

a) Tam giác AMQ thành tam giác CPN;

b) Tam giác AMO thành tam giác PCN.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức:

- Cho điểm O, phép biến hình biến điểm O thành chính nó và biến mỗi điểm \(M \ne O\) thành điểm M’ sao cho O  là trung điểm của MM’ được gọi là phép đối xứn tâm O, kí hiệu \({Đ_O}\). Điểm O được gọi là tâm đối xứng.

- Cho đường thẳng d. Phép biến hình biến mỗi điểm M thuộc d thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc d thành điểm M' sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng MM' được gọi là phép đối xứng trục d. Kí hiệu \({Đ_d}\).

Lời giải chi tiết

a) Vì O là giao hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD  nên O là trung điểm của AC và BD.

Xét tam giác ABC có M và O lần lượt là trung điểm của AB và AC nên MO là đường trung bình của tam giác ABC, suy ra MO // BC và \(MO = \frac{1}{2}BC\,\,(1)\)

Xét tam giác DBC có O và P lần lượt là trung điểm của BD và DC nên OP là đường trung bình của tam giác DBC, suy ra OP // BC và \(OP = \frac{1}{2}BC\,\,(2)\).

Từ (1) và (2) suy ra O, P, M thẳng hàng và OM = OP nên O là trung điểm của PM.

Chứng minh tương tự ta được O là trung điểm của QN.

Do đó, ta có phép đối xứng tâm O biến các điểm A, M, Q tương ứng thành các điểm C, P, N.

Như vậy, phép đối xứng tâm O biến tam giác AMQ thành tam giác CPN.

b) Ta có QN // AB // CD và AD ⊥ AB nên AD ⊥ QN, mà Q là trung điểm của AD nên QN là đường trung trực của đoạn thẳng AD.

Ta có AD // MP nên QN ⊥ MP, mà O là trung điểm của MP nên QN là đường trung trực của đoạn thẳng MP.

Do đó, ta có phép đối xứng trục QN biến các điểm A, M, O tương ứng thành các điểm D, P, O.

Như vậy, phép đối xứng trục QN biến tam giác AMO thành tam giác DPO (3).

Ta lại có: \(\overrightarrow {DP}  = \overrightarrow {ON}  = \overrightarrow {PC} \), do đó ta có phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {ON} \) biến các điểm D, P, O tương ứng thành các điểm P, C, N. Khi đó, phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {ON} \) biến tam giác DPO thành tam giác PCN (4).

Từ (3) và (4) ta suy ra phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng trục QN và phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {ON} \) ( trước, \({T_{\overrightarrow {ON} }}\)sau) biến tam giác AMO thành tam giác PCN.


Cùng chủ đề:

Giải bài 7 trang 33 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
Giải bài 8 trang 24 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
Giải bài 8 trang 33 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
Giải bài 9 trang 24 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
Giải bài 9 trang 33 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
Giải bài 10 trang 24 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
Giải bài 10 trang 33 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
Giải bài 11 trang 25 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
Giải bài 11 trang 33 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
Giải bài 12 trang 25 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều
Giải bài 12 trang 33 Chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều