Processing math: 100%

Giải bài 14 trang 73 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2 — Không quảng cáo

SBT Toán 9 - Giải SBT Toán 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống Bài tập ôn tập cuối năm - SBT Toán 9 KNTT


Giải bài 14 trang 73 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), vẽ (AX bot BC) và cắt nhau tại điểm D. Cho điểm H trên đoạn thẳng AD sao cho (DH = DX). Cho BH cắt AC tại E và CH cắt AB tại F. a) Chứng minh rằng H là trực tâm của tam giác ABC. b) Chứng minh rằng H là tâm của đường tròn nội tiếp tam giác DEF.

Đề bài

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), vẽ AXBC và cắt nhau tại điểm D. Cho điểm H trên đoạn thẳng AD sao cho DH=DX. Cho BH cắt AC tại E và CH cắt AB tại F.

a) Chứng minh rằng H là trực tâm của tam giác ABC.

b) Chứng minh rằng H là tâm của đường tròn nội tiếp tam giác DEF.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) + Chứng minh ΔBDH=ΔBDX(c.g.c)nên ^HBD=^DBX.

+ Mà ^CBX=^CAX nên ^HBD=^CAX=90o^ACB.

+ Chứng minh ^BEC=90o. Do đó, BEAC.

+ Chứng minh tương tự ta có: CFAB.

+ Do đó, H là trực tâm của tam giác ABC.

b) + Chứng minh tứ giác HDBF nội tiếp đường tròn đường kính BH, suy ra ^HDF=^HBF.

+ Tương tự ta có: ^HDE=^HCE. Mà ^HBF=90o^BAC=^HCE nên ^HDF=^HBF=^HCE=^HDE, suy ra H nằm trên đường phân giác của góc EDF của tam giác DEF.

+ Tương tự ta có: H nằm trên các đường phân giác của các góc DEF, DFE. Do đó, H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF.

Lời giải chi tiết

a) Tam giác BDH và tam giác BDX có: BD là cạnh chung, ^BDH=^BDX=90o,DH=DX nên ΔBDH=ΔBDX(c.g.c), suy ra ^HBD=^DBX.

Mặt khác ^CBX=^CAX (hai góc nội tiếp (O) cùng chắn cung CX). Do đó, ^HBD=^CAX=90o^ACB.

Tam giác BEC có: ^BEC=180o^EBC^ACB=180o90o+^ACB^ACB=90o. Do đó, BEAC.

Chứng minh tương tự ta có: CFAB. Do đó, H là trực tâm của tam giác ABC.

b) Do ^HDB=^HFB=90o nên tứ giác HDBF nội tiếp đường tròn đường kính BH.

Do đó, ^HDF=^HBF (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HF của đường tròn đường kính BH).

Tương tự ta có: ^HDE=^HCE.

Mặt khác, ^HBF=90o^BAC=^HCE.

Do đó, ^HDF=^HBF=^HCE=^HDE. Vậy H nằm trên đường phân giác của góc EDF của tam giác DEF.

Tương tự, H nằm trên các đường phân giác của các góc DEF, DFE. Do đó, H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF.


Cùng chủ đề:

Giải bài 10. 19 trang 71 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 10. 20 trang 71 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 11 trang 73 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 12 trang 73 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 13 trang 73 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 14 trang 73 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 15 trang 74 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 16 trang 74 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 17 trang 74 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải bài 18 trang 74 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Giải câu hỏi trắc nghiệm 1, 2, 3 trang 38 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2