Giải bài 15 trang 74 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2
Một vật thể bằng kim loại gồm có một hình nón và một nửa hình cầu có chung đáy. Hình nón có chiều cao 4cm và đường kính đáy là 6cm. a) Hãy tìm thể tích và tổng diện tích bề mặt của vật thể. b) Vật thể được nấu chảy và đúc lại thành một hình trụ có chiều cao 4cm. Tìm bán kính đáy của hình trụ đó (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của cm). c) Nếu sơn 1 000 hình trụ như ở câu b và mỗi hộp sơn có thể dùng để sơn một diện tích (5{m^2}) thì cần bao nhiêu hộp sơn (làm tròn kết quả đến hàng đơn v
Đề bài
Một vật thể bằng kim loại gồm có một hình nón và một nửa hình cầu có chung đáy. Hình nón có chiều cao 4cm và đường kính đáy là 6cm.
a) Hãy tìm thể tích và tổng diện tích bề mặt của vật thể.
b) Vật thể được nấu chảy và đúc lại thành một hình trụ có chiều cao 4cm. Tìm bán kính đáy của hình trụ đó (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của cm).
c) Nếu sơn 1 000 hình trụ như ở câu b và mỗi hộp sơn có thể dùng để sơn một diện tích 5m2 thì cần bao nhiêu hộp sơn (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của cm2).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) + Thể tích của vật thể bằng tổng thể tích của phần hình nón chiều cao 4cm, đường kính đáy là 6cm và thể tích nửa hình cầu bán kính 3cm.
+ Tổng diện tích bề mặt của vật thể bằng tổng diện tích xung quanh của phần hình nón chiều cao 4cm, đường kính đáy là 6cm và nửa diện tích mặt cầu bán kính 3cm.
b) + Gọi R là bán kính đáy của hình trụ có chiều cao 4cm, điều kiện: R>0.
+ Theo đề bài ta có V=πR2h=π.R2.4=30π(cm3), giải phương trình, đối chiếu điều kiện tìm được R.
c) + Tính diện tích toàn phần của hình trụ S=2πRh+2πR2.
+ Diện tích cần sơn của 1000 hình trụ là: 1000S, từ đó tìm được số hộp sơn cần dùng để sơn 1000 hình trụ.
Lời giải chi tiết
a) Thể tích phần hình nón của vật thể là:
V1=13π.(6:2)2.4=12π(cm3).
Thể tích phần hình nửa hình cầu của vật thể là:
V2=12.43.π.(6:2)3=18π(cm3).
Thể tích của vật thể là:
V=V1+V2=12π+18π=30π(cm3).
Diện tích xung quanh phần hình nón của vật thể là:
S1=πRl=π.3.√42+32=15π(cm2).
Diện tích nửa mặt cầu của vật thể là:
S2=2πR2=2π.32=18π(cm2).
Diện tích bề mặt của vật thể là:
S=S1+S2=15π+18π=33π(cm2).
b) Gọi R(cm) là bán kính đáy của hình trụ có chiều cao 4cm, điều kiện: R>0.
Thể tích của hình trụ là:
V=πR2h=π.R2.4=30π(cm3),
suy ra R=√304≈2,74(cm) (do R>0).
c) Diện tích toàn phần của hình trụ là:
S=2πRh+2πR2=2π.2,74.4+2π.2,742≈116(cm2).
Diện tích cần sơn của 1000 hình trụ là:
116.1000=116000(cm2)=11,6m2.
Vậy cần 3 hộp sơn để sơn 1 000 hình trụ như câu b.