Giải bài 2 trang 117 vở thực hành Toán 9 — Không quảng cáo

Giải vth Toán 9, soạn vở thực hành Toán 9 KNTT Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn trang 115,


Giải bài 2 trang 117 vở thực hành Toán 9

Cho hai điểm O và O’ cách nhau một khoảng 5cm. Một đường tròn sau đây có vị trí tương đối như thế nào đối với đường tròn (O; 3cm). a) Đường tròn (O’; 3cm); b) Đường tròn (O’; 1cm); c) Đường tròn (O’; 8cm).

Đề bài

Cho hai điểm O và O’ cách nhau một khoảng 5cm. Một đường tròn sau đây có vị trí tương đối như thế nào đối với đường tròn (O; 3cm).

a) Đường tròn (O’; 3cm);

b) Đường tròn (O’; 1cm);

c) Đường tròn (O’; 8cm).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) (với \(R > r\)). Khi đó:

+ Hai đường tròn ở ngoài nhau khi \(OO' > R + r\).

+ Hai đường tròn tiếp xúc ngoài khi \(OO' = R + r\).

+ Hai đường tròn cắt nhau khi \(R - r < OO' < R + r\).

+ Hai đường tròn tiếp xúc trong khi \(OO' = R - r\).

+ Đường tròn (O) đựng (O’) khi \(OO' < R - r\).

Lời giải chi tiết

Gọi \(R = 3cm\) là bán kính đường tròn tâm O, r là bán kính đường tròn tâm O’. Khi đó:

a) Với \(r = 3cm\), ta có \(R = r = 3cm\) nên \(R - r = 0 < 5cm = OO' < R + r\) nên (O) và (O’) cắt nhau.

b) Với \(r = 1cm\), ta có \(OO' = 5cm > 3 + 1 = R + r\) nên (O) và (O’) ở ngoài nhau.

c) Với \(r = 8cm\), ta có \(OO' = 5cm = 8 - 5 = R - r\) nên (O) và (O’) tiếp xúc trong.

Vậy đường tròn (O; 3cm) cắt đường tròn (O’; 3cm), tiếp xúc trong với (O’; 8cm).


Cùng chủ đề:

Giải bài 2 trang 106 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 108 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 111 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 113 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 116 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 117 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 119, 120 vở thực hành Toán 9
Giải bài 2 trang 120 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 122 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 125 vở thực hành Toán 9 tập 2
Giải bài 2 trang 129, 130 vở thực hành Toán 9 tập 2