Giải bài 20 trang 95 sách bài tập toán 11 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Toán 11 - Giải SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 2. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng - SBT Toán 1


Giải bài 20 trang 95 sách bài tập toán 11 - Cánh diều

Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right).\) Gọi M, N, P lần lượt là trọng tâm của ba tam giác SAB, SBC, SCA

Đề bài

Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right).\) Gọi M, N, P lần lượt là trọng tâm của ba tam giác SAB, SBC, SCA. Chứng minh rằng \(SA \bot \left( {MNP} \right).\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau cùng thuộc một mặt phẳng thì nó vuông góc với mặt phẳng ấy.

Lời giải chi tiết

Gọi H, K, I lần lượt là trung điểm của AB, BC, CA.

Theo giả thiết ta có: \(\frac{{SM}}{{SH}} = \frac{{SN}}{{SK}} = \frac{{SP}}{{SI}} = \frac{2}{3}.\)

Theo định lý Ta-lét: Trong tam giác SHK có \(MN{\rm{ // }}HK,\) trong tam giác SHI có \(MP{\rm{ // }}HI.\) Mà \(HK \subset \left( {ABC} \right),{\rm{ }}HI \subset \left( {ABC} \right)\) nên \(MN{\rm{ // }}\left( {ABC} \right),{\rm{ }}MP{\rm{ // }}\left( {ABC} \right).\)Mà, MN, MP cắt nhau trong mặt phẳng (MNP) nên \(\left( {MNP} \right){\rm{ // }}\left( {ABC} \right).\)

Ta lại có, \(SA \bot \left( {ABC} \right).\) Vậy \(SA \bot \left( {MNP} \right).\)


Cùng chủ đề:

Giải bài 20 trang 19 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 37 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 50 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 73 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 76 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 95 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 104 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 15 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 20 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 38 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 50 sách bài tập toán 11 - Cánh diều