Bài 24. Luyện tập chung
Giải Bài 24. Luyện tập chung trang 94, 95 SGK Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1. Đặt tính rồi tính: 34 – 7, ...
LT1
Bài 1 (trang SGK Toán 2 tập 1)
Đặt tính rồi tính.
34 – 7 45 – 8
60 – 12 51 – 19
Phương pháp giải:
- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{34}\\{\,\,7}\end{array}}\\\hline{\,\,\,27}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{45}\\{\,\,8}\end{array}}\\\hline{\,\,\,37}\end{array}\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{60}\\{12}\end{array}}\\\hline{\,\,\,48}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{51}\\{19}\end{array}}\\\hline{\,\,\,32}\end{array}\)
Bài 2
Tìm số thích hợp.
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính theo chiều mũi tên lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 88 + 4 = 92
92 – 7 = 85
85 – 26 = 59.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 3
Cầu thang lên nhà sóc có tất cả 32 bậc thang. Sóc đã leo được 9 bậc thang. Hỏi sóc cần leo thêm bao nhiêu bậc thang nữa để vào nhà?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số bậc thang có tất cả, số bậc thang sóc đã leo được) và hỏi gì (số bậc thang sóc cần leo thêm để vào nhà ), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm số bậc thang sóc cần leo thêm để vào nhà ta lấy số bậc thang có tất cả trừ đi số bậc thang sóc đã leo được.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có: 32 bậc thang
Đã leo: 9 bậc thang
Cần leo thêm: ... bậc thang?
Bài giải
Sóc cần leo thêm số bậc thang nữa để vào nhà là:
32 – 9 = 23 (bậc thang)
Đáp số: 23 bậc thang.
Bài 4
Chọn câu trả lời đúng.
Kết quả của phép tính nào sau đây là số nhãn vở của Rô-bốt?
A. 32 – 17 B. 62 – 42 C. 51 – 33
Phương pháp giải:
- Thực hiện tính các phép tính ở các đáp án A, B, C.
- So sánh kết quả tìm được với 15 và 20 và dùng gợi ý về số nhãn vở của Rô-bốt “nhiều hơn của Nam nhưng ít hơn của Mai” để tìm phép tính chỉ số nhãn vở của Rô-bốt.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 32 – 17 = 15 ;
62 – 42 = 20 ; 51 – 33 = 18.
Mà: 15 < 18 < 20 nên số nhãn vở của Rô-bốt là 18 cái.
Vậy số nhãn vở của Rô-bốt là kết quả của phép tính 51 – 33.
Chọn C.
Bài 5
Ghép hai trong ba thẻ số bên được các số có hai chữ số. Số bé nhất trong các số đó là số nào? Số lớn nhất trong các số đó là số nào?
Phương pháp giải:
- Tìm các số có hai chữ số ghép được từ ba thẻ số đã cho.
- So sánh các số để tìm số bé nhất, số lớn nhất trong các số đó.
Lời giải chi tiết:
Ghép hai trong ba thẻ số đã cho ta được các số có hai chữ số là 33; 38 và 83.
Mà: 33 < 38 < 83.
Vậy số bé nhất trong các số đó là 33. Số lớn nhất trong các số đó là 83.
LT2
Bài 1 (trang SGK Toán 2 tập 1)
Tính.
25 + 65 – 30 90 – 40 – 26
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
25 + 65 – 30 = 90 – 30 = 60.
90 – 40 – 26 = 50 – 26 = 24.
Bài 2
Chú ong bay về tổ theo đường hình sợi dây dưới đây, xuất phát từ mũi tên.
Tính tổng các số trên ba bông hoa mà chú ong đã gặp.
Phương pháp giải:
Xác định số trên các bông hoa, sau đó tính tổng các số đó.
Lời giải chi tiết:
Các số trên ba bông hoa mà chú ong đã gặp là 5; 61 và 8.
Tổng các số trên ba bông hoa mà chú ong đã gặp là:
5 + 61 + 8 = 74
Đáp số: 74.
Bài 3
Anh Khoai đốn được hai cây tre. Cây thứ nhất có 43 đốt, cây thứ hai có 50 đốt. Hỏi hai cây tre có tất cả bao nhiêu đốt tre?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số đốt tre của cây tre thứ nhất, số đốt tre của cây tre thứ hai) và hỏi gì (số đốt tre của cả hai cây tre), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm số đốt tre của cả hai cây tre ta lấy số đốt tre của cây tre thứ nhất cộng với số đốt tre của cây tre thứ hai.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Cây thứ nhất: 43 đốt tre
Cây thứ hai: 50 đốt tre
Cả hai cây: ... đốt tre?
Bài giải
Hai cây tre có tất cả số đốt tre là:
43 + 50 = 93 (đốt tre)
Đáp số: 93 đốt tre.
Bài 4
Tìm chữ số thích hợp.
Phương pháp giải:
- Thực hiện tính kết quả phép tính ở vế trái.
- Dưạ vào kết quả để tìm chữ số cần điền vào dấu “?”.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: 60 – 9 = 51.
Khi đó ta có: 51 > 5 .
Do đó chữ số thích hợp điền vào dấu “?” là 0.
b) Ta có: 42 – 4 = 38.
Khi đó ta có: 38 < 3 .
Do đó chữ số thích hợp điền vào dấu “?” là 9.