Giải Bài 27: Thực hành gấp, cắt, ghép, xếp hình: Vẽ đoạn thẳng Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải Toán 2 KNTT, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chủ đề 5: Làm quen với hình phẳng


Bài 27. Thực hành gấp, cắt, ghép, xếp hình. Vẽ đoạn thẳng

Giải Bài 27. Thực hành gấp, cắt, ghép, xếp hình. Vẽ đoạn thẳng trang 106, 107, 108, 109 SGK Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1. Dùng một tờ giấy hình chữ nhật, gấp rồi cắt thành một hình vuông và một hình chữ nhật (theo mẫu).

HĐ1

Bài 1 (trang 106 SGK Toán 2 tập 1)

Dùng một tờ giấy hình chữ nhật, gấp rồi cắt thành một hình vuông và một hình chữ nhật (theo mẫu).

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi thực hành gấp rồi cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật theo mẫu đã cho.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự gấp rồi cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật theo mẫu đã cho.

Bài 2

Gấp rồi cắt một hình vuông thành bốn hình tam giác.

Dùng bốn hình tam giác vừa cắt được để xếp thành mỗi hình sau:

Phương pháp giải:

Học sinh gấp rồi cắt hình vuông thành bốn hình tam giác như hướng dẫn trong sách, sau đó dùng bốn hình tam giác vừa cắt được để xếp thành mỗi hình theo mẫu đã cho.

Lời giải chi tiết:

Học sinh gấp rồi cắt hình vuông thành bốn hình tam giác như hướng dẫn trong sách.

Dùng bốn hình tam giác vừa cắt được để xếp thành mỗi hình theo các đường nét đứt dưới đây:

Bài 3

Cắt hình đã cho thành hai phần để ghép lại được một hình vuông (theo mẫu).

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ đã cho, cắt hình đã cho thành hai phần thích hợp để ghép lại được một hình vuông.

Lời giải chi tiết:

a)

Bài 4

Hai hình nào ở cột bên trái phép được hình ở cột bên phải?

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ các hình ở cột bên trái và hình ở cột bên phải rồi tìm hai hình nào ở cột bên trái phép được hình ở cột bên phải.

Lời giải chi tiết:

a) Ghép hình 1 và hình 3 sẽ được hình ở cột bên phải.

b) Ghép hình 1 và hình 3 sẽ được hình ở cột bên phải.

HĐ2

Bài 1 (trang 108 SGK Toán 2 tập 1)

Vẽ đoạn thẳng

a) AB có độ dài 9 cm.

b) CD có độ dài 12 cm.

Phương pháp giải:

• Cách vẽ đoạn thẳng AB dài 9 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 9 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 9 cm.

• Làm tương tự để vẽ đoạn thẳng CD dài 12 cm.

Lời giải chi tiết:

a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 9 cm.

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 9 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 9 cm.

b) Vẽ đoạn thẳng CD dài 12 cm.

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm C.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm C vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm D tại vị trí 12 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm C và D ta được đoạn thẳng CD dài 9 cm.

Bài 2

Đo độ dài mỗi đoạn thẳng dưới đây.

Phương pháp giải:

- Dùng thước kẻ để đo độ dài các đoạn thẳng.

- Cách đo độ dài của một đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Đo độ dài các đoạn thẳng: AB, CD, GH, MN, NP.

Vẽ các đoạn thẳng có độ dài như vậy vào vở.

Phương pháp giải:

- Dùng thước kẻ để đo độ dài các đoạn thẳng.

- Cách đo độ dài của một đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.

• Cách vẽ đoạn thẳng AB dài 12 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 12 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 12 cm.

• Làm tương tự để vẽ các đoạn thẳng khác.

Lời giải chi tiết:

Độ dài các đoạn thẳng AB, CD, GH, MN, NP như sau:

Vẽ các đoạn thẳng AB, CD, GH, MN, NP :


Cùng chủ đề:

Giải Bài 22. Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ sốToán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 23. Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 24: Luyện tập chung Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 25: Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 26: Đường gấp khúc: Hình tứ giác Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 27: Thực hành gấp, cắt, ghép, xếp hình: Vẽ đoạn thẳng Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 28: Luyện tập chung Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 33: Ôn tập phép cộng,phép trừ trong phạm vi 20, 100 Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 34: Ôn tập hình phẳng Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 35: Ôn tập đo lường Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 36: Ôn tập chung Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống