Bài 35. Ôn tập đo lường
Giải Bài 35. Ôn tập đo lường trang SGK Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1.
LT1
Bài 1 (trang 132 SGK Toán 2 tập 1)
Câu nào đúng, câu nào sai?
a) Gấu bông nặng hơn thỏ bông.
b) Thỏ bông nhẹ hơn sóc bông.
c) Sóc bông nhẹ hơn gấu bông.
Phương pháp giải:
a, b) Quan sát tranh, học sinh nhận xét và trả lời các câu hỏi (đúng, sai).
c) Khi so sánh cân nặng của gấu bông và sóc bông, ta có thể so sánh “bắc cầu” qua thỏ bông.
Lời giải chi tiết:
Quan sát tranh ta thấy:
- Ở hình 1, cầu nghiêng về phía gấu bông, do đó gấu bông nặng hơn thỏ bông (hay thỏ bông nhẹ hơn gấu bông).
- Ở hình 2, cầu nghiêng về phía thỏ bông, do đó thỏ bông nặng hơn sóc bông (hay sóc bông nhẹ hơn thỏ bông ).
- Thỏ bông nhẹ hơn gấu bông (hình 1), sóc bông nhẹ hơn thỏ bông (hình 2), từ đó suy ra sóc bông nhẹ hơn gấu bông
Vậy ta có kết quả như sau:
a) Gấu bông nặng hơn thỏ bông.
b) Thỏ bông nhẹ hơn sóc bông.
c) Sóc bông nhẹ hơn gấu bông.
Bài 2
Tính:
19 kg + 25 kg
63 kg – 28 kg
35 kg + 28 kg
44 kg – 25 kg
44 kg – 19 kg
63 kg – 35 kg
Phương pháp giải:
Thực hiện phép cộng hoặc trừ hai số như thông thường, sau đó ghi thêm kí hiệu “kg” vào kết quả.
Lời giải chi tiết:
19 kg + 25 kg = 44 kg
63 kg – 28 kg = 35 kg
35 kg + 28 kg = 63 kg
44 kg – 25 kg = 19 kg
44 kg – 19 kg = 25 kg
63 kg – 35 kg = 28 kg
Bài 3
Tìm số thích hợp.
Phương pháp giải:
a) Quan sát cân, đọc số đo ki-lô-gam mỗi quả cân ở trên cân đĩa, sau đó để tính cân nặng con thỏ ta tính tổng cân nặng của 2 quả cân trên đĩa cân.
b) Quan sát cân, đọc kim trên cân đồng hồ và số đo ki-lô-gam của quả cân ở trên đĩa, sau đó để tính cân nặng của túi gạo ta lấy số đo trên cân đồng hồ trừ đi số đo ki-lô-gam của quả cân.
Lời giải chi tiết:
Bài 4
Mẹ mua con lợn cân nặng 25 kg về nuôi. Sau một thời gian, con lợn tăng thêm 18 kg. Hỏi lúc này, con lợn cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (cân nặng ban đầu của con lợn, cân nặng tăng lên sau thời gian mẹ nuôi) và hỏi gì (cân nặng lúc sau của con lợn), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm cân nặng của con lợn lúc này ta lấy cân nặng ban đầu của con lợn cộng với cân nặng tăng lên sau thời gian mẹ nuôi.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Lúc đầu: 25 kg
Tăng thêm: 18 kg
Lúc sau: … kg ?
Bài giải
Lúc này con lợn cân nặng số ki-lô-gam là:
25 + 18 = 43 (kg)
Đáp số: 43 kg.
Bài 5
Có ba con dê cân nặng 14 kg, 18 kg, 16 kg muốn sang sông để ăn cỏ. Rô-bốt nói: "Thuyền chỉ chở thêm được nhiều nhất là 31 kg”. Hỏi hai con dê nào có thể cùng nhau sang sông?
Phương pháp giải:
Tìm hai trong ba số đo: 14 kg, 18 kg, 16 kg có tổng nào là số đo bé hơn 31 kg, từ đó tìm được 2 con dê có thể cùng nhau sang sông.
Lời giải chi tiết:
Vì “thuyền chỉ chở thêm được nhiều nhất là 31 kg” nên tổng số ki-lô-gam của cả hai con dê muốn cùng nhau sang sông phải bé hơn, cùng lắm là bằng 31 kg.
Ta có:
14 kg + 18 kg = 32 kg ; 32 kg > 31 kg.
14kg + 16 kg = 30 kg ; 30 kg < 31 kg.
18 kg + 16 kg = 34 kg ; 34 kg > 31 kg.
Vậy hai con dê 14 kg và 16 kg có thể cùng nhau qua sông.
LT2
Bài 1 (trang SGK Toán 2 tập 1)
Tìm số thích hợp.
Có hai bình chứa đầy nước. Bạn Mai đã rót hết nước ở bình A sang đầy các ca 1 \(l\) thì được 8 ca, rót hết nước ở bình B sang đầy các ca 1 \(l\) thì được 5 ca.
a) - Bình A chứa được \(l\) nước.
- Bình B chứa được \(l\) nước.
b) Cả hai bình chứa được \(l\) nước.
Phương pháp giải:
a) Quan sát trong, đếm số ca 1 \(l\) ở mỗi bình, từ đó tìm được số lít nước mỗi bình chứa được.
b) Để tìm số lít nướ cả hai bình chứa được ta lấy số lít nước bình A chứa được cộng với số lít nước bình B chứa được.
Lời giải chi tiết:
a) - Bình A chứa được 8 \(l\) nước.
- Bình B chứa được 5 \(l\) nước.
b) Cả hai bình chứa được 13 \(l\) nước (Vì 8 \(l\) + 5 \(l\) = 13 \(l\)).
Bài 2
Tính.
a) 25 \(l\) + 8 \(l\) 44 \(l\) + 19 \(l\)
33 \(l\) – 8 \(l\) 63 \(l\) – 44 \(l\)
33 \(l\) – 25 \(l\) 63 \(l\) – 19 \(l\)
b) 15 \(l\) + 8 \(l\) + 30 \(l\) 42 \(l\) – 7 \(l\) + 16 \(l\)
Phương pháp giải:
a) Thực hiện phép cộng hoặc trừ hai số như thông thường, sau đó ghi thêm kí hiệu “\(l\)” vào kết quả.
b) Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
a)
25 \(l\) + 8 \(l\) = 33 \(l\) 44 \(l\) + 19 \(l\) = 63 \(l\)
33 \(l\) – 8 \(l\)= 25 \(l\) 63 \(l\) – 44 \(l\)= 19 \(l\)
33 \(l\) – 25 \(l\) = 8 \(l\) 63 \(l\) – 19 \(l\) = 44 \(l\)
b) 15 \(l\) + 8 \(l\) + 30 \(l\) 42 \(l\) – 7 \(l\) + 16 \(l\)
= 23 \(l\) + 30 \(l\) = 35 \(l\) + 16 \(l\)
= 53 \(l\) = 51 \(l\)
Bài 3
Chọn câu trả lời đúng.
Trong thùng có 15 \(l\) nước. Múc hết nước từ thùng rót vào đầy các can. Có thể rót vào đầy ba can nào trong các phương án sau?
Phương pháp giải:
Tính tổng số lít nước ở mỗi đáp án A, B, C rồi so sánh tổng số lít nước đó với 15 \(l\), từ đó chọn được đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
3 \(l\) + 10 \(l\) + 5 \(l\) = 13 \(l\) + 5 \(l\) = 18 \(l\) ;
2 \(l\) + 5 \(l\) + 15 \(l\) = 7 \(l\) + 15 \(l\) = 22 \(l\) ;
10 \(l\) + 2 \(l\) + 3 \(l\) = 12 \(l\) + 3 \(l\) = 15 \(l\) .
Mà: 18 \(l\) > 15\(l\) ; 22 \(l\) > 15 \(l\) ; 15 \(l\) = 15 \(l\).
Vậy có thể rót đầy ba can 10 \(l\); 2 \(l\) và 3 \(l\).
Chọn C.
Bài 4
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt
Có: 18 thùng nước mắm
Thêm: 4 thùng nước mắm
Có tất cả: ... thùng nước mắm?
Phương pháp giải:
- Dựa vào tóm tắt để nêu bài toán thích hợp.
- Phân tích, tóm tắt đề bài xem đề bài cho biết gì và hỏi gì.
- Để tìm số thùng nước mắm có tất cả ta lấy số thùng có ban đầu cộng với số thùng có thêm.
Lời giải chi tiết:
Có thể nêu bài toán như sau: Ở nhà kho có 18 thùng nước mắm. Ở cửa hàng có 4 thùng nước mắm. Hỏi có tất cả bao nhiêu thùng nước mắm ở nhà kho và cửa hàng?
Bài giải
Có tất cả số thùng nước mắm là:
18 + 4 = 22 (thùng)
Đáp số: 22 thùng nước mắm.