Bài 37. Phép nhân
Bài 1. a) Viết 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân. b) Viết phép nhân 5 x 7 = 35 thành phép cộng các số hạng bằng nhau.
HĐ
Bài 1 (trang 5 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm số thích hợp.
Phương pháp giải:
a) Tính tổng các số hạng bằng nhau rồi viết tổng đó dưới dạng phép nhân tương ứng và tính được kết quả phép nhân đó.
Chẳng hạn: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10. Quan sát ta thấy 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2, do đó ta chuyển thành phép nhân là 2 × 5 = 10.
b) Tính phép nhân dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau.
Chẳng hạn: phép nhân 3 × 5 có nghĩa là “3 được lấy 5 lần”, hay ta có:
3 × 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Bài 2 (trang 5 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm phép nhân thích hợp.
Phương pháp giải:
Quan sát ta thấy số cá ở mỗi bể của mỗi nhóm đều bằng nhau, do đó ta sẽ viết tổng số cá dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau, sau đó viết tổng đó dưới dạng phép nhân.
Lời giải chi tiết:
4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 tương ứng với phép nhân là 4 × 5 = 20 ;
4 + 4 + 4 = 12 tương ứng với phép nhân là 4 × 3 = 12 ;
5 + 5 = 10 tương ứng với phép nhân là 5 × 2 = 10 ;
2 + 2 + 2 + 2 = 8 tương ứng với phép nhân là 2 × 4 = 8.
Vậy ta có kết quả như sau:
LT
Bài 1 (trang 6 SGK Toán 2 tập 2)
a) Viết 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân.
b) Viết phép nhân 5 x 7 = 35 thành phép cộng các số hạng bằng nhau.
Phương pháp giải:
a) 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 là tổng của 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2, do đó ta chuyển thành phép nhân là 2 × 5 = 10.
b) Phép nhân 5 × 7 có nghĩa là “5 được lấy 7 lần”, hay ta có:
5 × 7 = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5.
Lời giải chi tiết:
a) Viết 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân như sau:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 5 = 10
b) Phép nhân 5 × 7 = 35 thành phép cộng các số hạng bằng nhau như sau
5 × 7 = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 35
Bài 2
Bài 2 (trang 6 SGK Toán 2 tập 2)
Tìm phép nhân phù hợp với câu trả lời cho mỗi câu hỏi.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để tìm số cánh quạt của mỗi chiếc quạt và số chiếc quạt, số bút chì màu có trong 1 hộp và số hộp bút chì màu, số tai thỏ của 1 con thỏ và số tai thỏ, từ đó viết được phép nhân phù hợp với mỗi hình.
Lời giải chi tiết:
- Quan sát ta thấy mỗi chiếc quạt có 4 cánh quạt và có tất cả 4 chiếc quạt. Vậy để tìm số cánh quạt ta thực hiện phép nhân 4 × 4 = 16.
- Mỗi hộp bút chì màu có 6 chiếc và có tất cả 3 hộp bút chì màu. Vậy để tìm số chiếc bút chì màu ta thực hiện phép nhân 6 × 3 = 18.
- Mỗi con thỏ có 2 tai và có tất cả 5 con thỏ. Vậy để tìm số tai thỏ ta thực hiện phép nhân 2 × 5 = 10.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 3
Bài 3 (trang 6 SGK Toán 2 tập 2)
Tính (theo mẫu).
a) 5 × 4 b) 8 × 2.
c) 3 × 6 d) 4 × 3
Phương pháp giải:
Viết phép nhân dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau (theo cách làm mẫu cho câu a) rồi tính giá trị của phép tính đó.
Lời giải chi tiết:
b) 8 × 2 = 8 + 8 = 16.
8 × 2 = 16
c) 3 × 6 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 =18
3 × 6 = 18
d) 4 × 3 = 4 + 4 + 4 = 12
4 × 3 = 12