Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Giải bài 28 trang 100 sách bài tập toán 11 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Toán 11 - Giải SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 3. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Góc nhị diện


Giải bài 28 trang 100 sách bài tập toán 11 - Cánh diều

Cho hình chóp S.ABCDABCD là hình vuông, AC cắt BD tại O

Đề bài

Cho hình chóp S.ABCDABCD là hình vuông, AC cắt BD tại O, SO(ABCD). Tất cả các cạnh của hình chóp bằng a.

a) Tính góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (SAC).

b) Gọi α là số đo của góc nhị diện [S,CD,A]. Tính cosα.

c) Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB)(SCD), β là số đo của góc nhị diện [A,d,D]. Tính cosβ.

d*) Gọi γ là số đo góc nhị diện [B,SC,D]. Tính cosγ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Xác định hình chiếu của B trên mặt phẳng (SAC), từ đó tính được góc giữa SB(SAC).

b) Gọi N là trung điểm của CD. Chứng minh góc phẳng nhị diện của góc nhị diện [S,CD,A] là góc ^SNO. Tính cos^SNO.

c) Chứng minh rằng d song song với ABCD. Gọi M là trung điểm của AB. Chứng minh rằng góc phẳng nhị diện của góc nhị diện [A,d,D] là góc ^MSN, từ đó tính cos^MSN.

d) Gọi E là hình chiếu của B trên SC. Chứng minh góc phẳng nhị diện của góc nhị diện [B,SC,D] là góc ^BED. Tính cos^BED.

Lời giải chi tiết

a) Do SO(ABCD), ta có SOOB. Vì ABCD là hình vuông nên BOAC. Như vậy BO(SAC), tức là hình chiếu của điểm B trên (SAC). Do đó góc giữa SB(SAC) là góc ^BSO.

Ta có ABCD là hình vuông cạnh a, nên BD=a2.

Tam giác SBDSB=SD=aSB2+SD2=a2+a2=2a2=BD2, nên tam giác này là tam giác vuông cân tại S.

Hơn nữa, do SOBD, ta suy ra ^BSO=^SBO=45o.

Như vậy, góc giữa SB(SAC) bằng 45o.

b) Gọi N là trung điểm của CD. Do tam giác SCD đều (SC=SD=CD=a), ta suy ra SNCDSN=SC2CN2=a2(a2)2=a32.

Do O là tâm của hình vuông ABCD, ta suy ra ONCD. Như vậy, góc phẳng nhị diện của góc nhị diện [S,CD,O] là góc ^SNO. Hơn nữa do O(ABCD), ta suy ra góc nhị diện [S,CD,O] cũng chính là góc nhị diện [S,CD,A], tức là α=^SNO.

Như vậy cosα=cos^SNO=ONSN=a2a32=33.

c) Ta thấy rằng ABCD, AB(SAB), CD(SCD), S(SAB)(SCD), nên giao tuyến d của hai mặt phẳng (SAB)(SCD) đi qua S và song song với ABCD.

Gọi M là trung điểm của AB. Tam giác SAB đều (SA=AB=SB=a) nên SMAB. Mặt khác, do dAB nên SMd. Chứng minh tương tự ta cũng có SNd. Suy ra góc phẳng nhị diện của góc nhị diện [M,d,N] là góc ^MSN.

Hơn nữa, do AMdDNd, ta suy ra góc nhị diện [M,d,N] cũng chính là [A,d,D], tức là β=^MSN.

Ta có SM=SN=a32, MN=a. Theo định lí cos trong tam giác, ta có:

cosβ=cos^MSN=SM2+SN2MN22SM.SN=(a32)2+(a32)2a22.a32.a32=13.

d) Gọi E là hình chiếu của B trên SC. Theo câu a, ta có BD(SAC) nên suy ra BDSC. Mà BESC nên suy ra SC(BDE), điều này dẫn tới SCDE.

Như vậy, vì BESC, SCDE nên góc phẳng nhị diện của góc nhị diện  [B,SC,D] là góc ^BED, tức là γ=^BED.

Tam giác SBC đều (SB=SC=BC=a)  và có BESC, nên ta dễ dàng tính được BE=a32. Tương tự, ta cũng có DE=a32.

Theo định lí cos trong tam giác, ta có:

cosγ=cos^BED=BE2+DE2BD22BE.DE=(a32)2+(a32)2(a2)22.a32.a32=13.


Cùng chủ đề:

Giải bài 28 trang 21 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 28 trang 38 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 28 trang 51 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 28 trang 74 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 28 trang 81 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 28 trang 100 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 28 trang 108 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 29 trang 16 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 29 trang 21 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 29 trang 39 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 29 trang 51 sách bài tập toán 11 - Cánh diều