Processing math: 21%

Giải bài 3 trang 85 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2 — Không quảng cáo

SBT Toán 9 - Giải SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 1. Đường tròn ngoại tiếp tam giác. Đường tròn nội t


Giải bài 3 trang 85 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2

Cho tam giác ABC cân tại A có O, I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp tam giác ABC. a) Chứng minh rằng: - Ba điểm A, O, I cùng thuộc một đường thẳng; - Đường thẳng OA vuông góc với BC và đi qua điểm chính giữa D (khác điểm A) của cung BC. b) Cho BC = 24 cm, AC = 20 cm. Tính độ dài bán kính R của đường tròn ngoại tiếp và bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Đề bài

Cho tam giác ABC cân tại A có O, I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

a) Chứng minh rằng:

- Ba điểm A, O, I cùng thuộc một đường thẳng;

- Đường thẳng OA vuông góc với BC và đi qua điểm chính giữa D (khác điểm A) của cung BC.

b) Cho BC = 24 cm, AC = 20 cm. Tính độ dài bán kính R của đường tròn ngoại tiếp và bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào tính chất đường kính và dây cung chứng minh OHBC , IHBC AHBC .

Chứng minh Δ ACH \Delta ADC suy ra R. Dựa vào tỉ số đồng dạng tìm r.

Lời giải chi tiết

a) Gọi H là chân đường cao hạ từ A.

Tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Suy ra AH là đường trung tuyến của tam giác ABC.

Suy ra BH = HC. Vậy OH \bot BC(tính chất đường kính và dây cung).

Tương tự, ta có IH \bot BCAH \bot BCnên A, O, I, H thẳng hàng hay cùng thuộc một đường thẳng.

Ta có A, O, I, H thẳng hàng mà OH \bot BC nên OA \bot BC. Ta có AD là đường kính của đường tròn (O; OD) nên D cùng nằm trên đường thẳng A, I, O, H suy ra AD là đường trung trực của tam giác ABC. Vậy OA đi qua điểm chính giữa D (khác điểm A) của cung BC.

b) Do BC = 24 cm, AC = 20 cm nên ta có AH = \sqrt {A{C^2} - H{C^2}} = 16 (cm).

Lại có \Delta ACH \backsim \Delta ADC nên AC 2 = AH.AD, suy ra 20 2 = 16.AD hay AD = 25 cm.

Do đó R = AD : 2 = 12,5 cm.

Do BI là phân giác của góc ABH nên \frac{{IH}}{{IA}} = \frac{{BH}}{{BA}} = \frac{{12}}{{20}} = \frac{3}{5}.

Ta có \frac{{IH}}{{IA}} = \frac{3}{5} hay \frac{{IH}}{{IH + IA}} = \frac{3}{{3 + 5}} = \frac{3}{8}, tức là \frac{r}{{16}} = \frac{3}{8}. Vì vậy r = 6 cm.


Cùng chủ đề:

Giải bài 3 trang 13 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Giải bài 3 trang 35 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Giải bài 3 trang 52 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Giải bài 3 trang 57 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Giải bài 3 trang 81 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Giải bài 3 trang 85 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Giải bài 3 trang 102 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Giải bài 3 trang 106 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Giải bài 3 trang 124 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Giải bài 4 trang 9 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Giải bài 4 trang 13 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2