Giải bài 4 trang 10 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét các phép biến hình sau đây:
Đề bài
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét các phép biến hình sau đây:
– Phép biến hình f biến mỗi điểm M(x; y) thành điểm M’(–x; –y);
– Phép biến hình g biến mỗi điểm M(x; y) thành điểm M’(2x; 2y).
Trong hai phép biến hình trên, phép nào là phép dời hình? Giải thích.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách (không làm thay đổi khoảng cách) giữa 2 điểm bất kì.
Lời giải chi tiết
Lấy hai điểm bất kì M(x1;y1);N(x2;y2).
Suy ra MN=√(x2−x1)2+(y2−y1)2
– Ta có ảnh của M, N qua phép biến hình f lần lượt là M′(−x1;−y1),N′(−x2;−y2).
Khi đó M′N′=√(−x2+x1)2+(−y2+y1)2=√(x2−x1)2+(y2−y1)2=MN
Vì vậy f là một phép dời hình.
– Ta có ảnh của M, N qua phép biến hình g lần lượt là M′(2x1;2y1),N′(2x2;2y2).
Khi đó M′N′=√(2x2−2x1)2+(2y2−2y1)2=√4(x2−x1)2+4(y2−y1)2
=2√(x2−x1)2+(y2−y1)2=2MN≠MN
Vì vậy g không phải là một phép dời hình.
Vậy trong hai phép biến hình đã cho, phép dời hình là f.