Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Giải bài 4 trang 45 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều — Không quảng cáo

Toán 10, giải toán lớp 10 cánh diều Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn g


Giải bài 4 trang 45 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều

Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10”; b) “Mặt 1 chấm xuất hiện ít nhất một lần”.

Đề bài

Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10”;

b) “Mặt 1 chấm xuất hiện ít nhất một lần”.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bước 1: Tính số phần tử của không gian mẫu n(Ω),số phần tử của biến cố A, B là n(A),n(B).

Bước 2: Xác suất của biến cố là: P(A)=n(A)n(Ω),P(B)=n(B)n(Ω).

Lời giải chi tiết

Không gian mẫu trong trò chơi trên là tập hợp Ω={(i,j)|i,j=1,2,3,4,5,6} trong đó (i,j) là kết quả “Lần thứ nhất xuất hiện mặt i chấm, lần thứ hai xuất hiện mặt j chấm”. Vậy n(Ω)=36.

a) Gọi A là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10”.

Các kết quả có lợi cho A là: (4; 6) (5;5) (5;6) (6; 4) (6;5) (6;6). Vậy n(A)=6.

Vậy xác suất của biến cố A là P(A)=n(A)n(Ω)=636=16.

b) Gọi  B là biến cố “Mặt 1 chấm xuất hiện ít nhất một lần”.

Các kết quả có lợi cho B là: (1; 1) (1 : 2) (1 : 3) (1; 4) (1;5) (1; 6) (2 ; 1) (3;1) (4; 1) (5;1) (6;1). Vậy n(B)=11.

Vậy xác suất của biến cố B là: P(B)=n(B)n(Ω)=1136.


Cùng chủ đề:

Giải bài 4 trang 30 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
Giải bài 4 trang 34 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều
Giải bài 4 trang 38 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
Giải bài 4 trang 41 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều
Giải bài 4 trang 43 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
Giải bài 4 trang 45 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều
Giải bài 4 trang 48 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
Giải bài 4 trang 52 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều
Giải bài 4 trang 54 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
Giải bài 4 trang 54 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều
Giải bài 4 trang 59 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều