Giải bài 4 trang 86 SGK Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Hộp thứ nhất chứa 4 viên bi xanh, 3 viên bi đỏ. Hộp thứ hai chứa 5 viên bi xanh, 2 viên bi đỏ. Các viên bi có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ra ngẫu nhiên từ mỗi hộp 2 viên bi. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
Đề bài
Hộp thứ nhất chứa 4 viên bi xanh, 3 viên bi đỏ. Hộp thứ hai chứa 5 viên bi xanh, 2 viên bi đỏ. Các viên bi có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ra ngẫu nhiên từ mỗi hộp 2 viên bi. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Bốn viên bi lấy ra có cùng màu”
b) “Trong 4 viên bi lấy ra có đúng 1 viên bi xanh”
c) “Trong 4 viên bi lấy ra có đủ cả bi xanh và bi đỏ”
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Bước 1: Xác định không gian mẫu
Bước 2: Xác định biến cố đối ¯A
Bước 3: Tính xác suất bằng công thức P(¯A)=n(¯A)n(Ω)⇒P(A)=1−P(¯A)
Lời giải chi tiết
Tổng số khả năng có thể xảy ra của phép thử là n(Ω)=C27.C27=441
a) Biến cố “Bốn viên bi lấy ra có cùng màu” xảy ra khi mỗi lần lấy từ 2 hộp đều là hai viên bi xạnh hoặc hai viên bi đỏ. Số kết quả thuận lợi cho biến cố là C24.C25+C23.C22=63
Vậy xác suất của biến cố “Bốn viên bi lấy ra có cùng màu” là P=63441=17
b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 4 viên bi lấy ra có đúng 1 viên bi xanh” là C14.C13.C22+C23.C15.C12=42
Vậy xác suất của biến cố “Trong 4 viên bi lấy ra có đúng 1 viên bi xanh” là: P=42441=221
c) Gọi A là biến cố “Trong 4 viên bi lấy ra có đủ cả bi xanh và bi đỏ”, ta có biến cố đối là ¯A: “4 viên bi lấy ra chỉ có một màu”
¯A xảy ra khi 2 lần lấy ra đều được các viên bi cùng màu xanh hoặc cùng màu đỏ
Từ câu a) ta có xác suất của biến cố ¯A là P(¯A)=17
Suy ra, xác suất của biến cố A là P(A)=1−P(¯A)=1−17=67