Giải bài 6. 12 trang 45 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Toán 12 - Giải SBT Toán 12 - Kết nối tri thức Bài 19. Công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes


Giải bài 6.12 trang 45 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức

Có hai chuồng thỏ. Chuồng I có 12 con thỏ trắng và 13 con thỏ nâu. Chuồng II có 14 con thỏ trắng và 11 con thỏ nâu. Tung một con xúc xắc cân đối. Nếu xuất hiện 6 chấm thì ta chọn chuồng I, nếu trái lại ta chọn chuồng II. Từ chuồng chọn được bắt ngẫu nhiên một con thỏ. a) Giả sử bắt được con thỏ trắng. Tính xác suất để đó là con thỏ của chuồng II. b) Giả sử bắt được con thỏ nâu. Tính xác suất để đó là con thỏ của chuồng I.

Đề bài

Có hai chuồng thỏ. Chuồng I có 12 con thỏ trắng và 13 con thỏ nâu. Chuồng II có 14 con thỏ trắng và 11 con thỏ nâu. Tung một con xúc xắc cân đối. Nếu xuất hiện 6 chấm thì ta chọn chuồng I, nếu trái lại ta chọn chuồng II. Từ chuồng chọn được bắt ngẫu nhiên một con thỏ.

a) Giả sử bắt được con thỏ trắng. Tính xác suất để đó là con thỏ của chuồng II.

b) Giả sử bắt được con thỏ nâu. Tính xác suất để đó là con thỏ của chuồng I.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ý a: Xác định các biến cố và áp dụng công thức Bayes.

Ý b: Xác định các biến cố và áp dụng công thức Bayes.

Lời giải chi tiết

a) Gọi A là biến cố: “Chọn được chuồng II”;

B là biến cố: “Bắt được con thỏ trắng”.

Ta cần tính \(P\left( {A|B} \right)\).

Ta có \(P\left( A \right) = \frac{5}{6}\), \(P\left( {\overline A } \right) = \frac{1}{6}\), \(P\left( {B|A} \right) = \frac{{14}}{{25}}\); \(P\left( {B|\overline A } \right) = \frac{{12}}{{25}}\).

Theo công thức Bayes ta có: \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( A \right) \cdot P\left( {B|A} \right)}}{{P\left( A \right) \cdot P\left( {B|A} \right) + P\left( {\bar A} \right) \cdot P\left( {B|\bar A} \right)}} = \frac{{35}}{{21}}\).

b) Ta cần tính \(P\left( {\overline A |\overline B } \right)\).

Ta có \(P\left( A \right) = \frac{5}{6}\), \(P\left( {\overline A } \right) = \frac{1}{6}\), \(P\left( {\overline B |\overline A } \right) = \frac{{13}}{{25}}\); \(P\left( {\overline B |A} \right) = \frac{{11}}{{25}}\).

Theo công thức Bayes ta có: \(P\left( {\overline A |\overline B } \right) = \frac{{P\left( {\overline A } \right) \cdot P\left( {\overline B |\overline A } \right)}}{{P\left( {\overline A } \right) \cdot P\left( {\overline B |\overline A } \right) + P\left( A \right) \cdot P\left( {\overline B |A} \right)}} = \frac{{13}}{{68}}\).


Cùng chủ đề:

Giải bài 6. 7 trang 44 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. 8 trang 45 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. 9 trang 45 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. 10 trang 45 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. 11 trang 45 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. 12 trang 45 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. 13 trang 45 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. 14 trang 46 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. 15 trang 46 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. 16 trang 46 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 6. 17 trang 46 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức