Giải bài 6: Luyện tập chung (tiết 1) trang 20, 21 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải vở bài tập toán lớp 4 - VBT Toán 4 - Kết nối tri thức Vở bài tập Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Giải bài 6: Luyện tập chung (tiết 1) trang 20, 21 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Đặt tính rồi tính. 53 746 – 6 352 Một trận đấu bóng đá có25 827 khán giả vào sân xem trực tiếp

Câu 1

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Trong các số trên

a) Các số chẵn là: ................................................

Các số lẻ là: .........................................................

b) Viết các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé là: .....................................................

c) Làm tròn số bé nhất trong các số trên đến hàng trăm ta được số ....................

d) Làm tròn số lớn nhất trong các số trên đến hàng nghìn ta được số .................

Phương pháp giải:

a) - Các số có chữ số tận cùng là: 0; 2; 4; 6; 8 là các số chẵn.

- Các số có chữ số tận cùng là: 1; 3; 5; 7; 9 là các số lẻ

b) So sánh các số rồi sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.

c)  Khi làm tròn số lên đến hàng trăm, ta so sánh chữ số hàng chục với 5. Nếu chữ số hàng chục bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

d) Khi làm tròn số lên đến hàng nghìn, ta so sánh chữ số hàng trăm với 5. Nếu chữ số hàng trăm bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

Lời giải chi tiết:

a) Các số chẵn là: 63 968.

Các số lẻ là: 57 379, 56 949, 65 607.

b) Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 65 607, 63 968, 57 379, 56 949.

c) Số bé nhất là số 56 949. Làm tròn số 56 949 đến hàng trăm ta được số: 56 900. (vì số chữ số hàng chục là 4 < 5, nên ta làm tròn xuống).

d) Số lớn nhất là 65 607. Làm tròn 65 607 đến hàng nghìn ta được số 66 000. (vì số chữ số hàng trăm là 6 > 5, nên ta làm tròn lên).

Câu 2

Đặt tính rồi tính.

53 746 – 6 352

48 207 + 39 568

9 014 x 6

67 219 : 8

Phương pháp giải:

- Đặt tính theo quy tắc đã học

- Phép cộng, phép trừ, phép nhân: Thực hiện từ phải sang trái

- Phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

a) Biểu thức nào dưới đây có giá trị lớn nhất?

A. 30 000 + 20 000 x 2

B. 8 000 x 6 + 40 000

C. 60 000 + 30 000 x 7

b) Biểu thức nào dưới đây có giá trị bé nhất?

A. 90 000 – 6 000 x 5

B. 2 000 + 90 000 : 3

C. 56 000 : 8 + 20 000

Phương pháp giải:

- Tính giá trị từng biểu thức rồi so sánh để trả lời câu hỏi đề bài.

- Quy tắc: Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

a)

A. 30 000 + 20 000 x 2 = 30 000 + 40 000 = 70 000

B. 8 000 x 6 + 40 000 = 48 000 + 40 000 = 88 000

C. 60 000 + 30 000 x 7 = 60 000 + 210 000 = 270 000

Vậy biểu thức C có giá trị lớn nhất. Chọn C

b)

A. 90 000 – 6 000 x 5 = 90 000 – 30 000 = 60 000

B. 2 000 + 90 000 : 3 = 2 000 + 30 000 = 32 000

C. 56 000 : 8 + 20 000 = 7 000 + 20 000 = 27 000

Vậy biểu thức C có giá trị bé nhất. Chọn C

Câu 4

Một trận đấu bóng đá có 25 827 khán giả vào sân xem trực tiếp, trong đó có 19 473 khán giả nam. Hỏi số khán giả nữ ít hơn số khán giả nam bao nhiêu người?

Phương pháp giải:

1. Số khán giả nữ = tổng số khán giả - số khán giả nam.

2. Số khán giả nữ ít hơn số khán giả nam = số khán giả nam – số khán giả nữ.

Lời giải chi tiết:

Số khán giả nữ có trong sân là:

25 827 – 19 473 = 6 354 (người)

Số khán giả nữ ít hơn số khán giả nam là:

19 473 – 6 354 = 13 119 (người)

Đáp số: 13 119 người

Câu 5

Tính giá trị của biểu thức.

a) 32 750 – 27 750 : 5

b) 3 653 + 5 103 x 9

Phương pháp giải:

Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

a) 32 750 – 27 750 : 5 = 32 750 – 5 550

= 27 200

b) 3 653 + 5 103 x 9 = 3 653 + 45 927

= 49 580


Cùng chủ đề:

Giải bài 4: Biểu thức chứa chữ (tiết 1) trang 14 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 4: Biểu thức chứa chữ (tiết 2) trang 15 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 4: Biểu thức chứa chữ (tiết 3) trang 16 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 5: Giải bài toán có ba bước tính (tiết 1) trang 17 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 5: Giải bài toán có ba bước tính (tiết 2) trang 18 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 6: Luyện tập chung (tiết 1) trang 20, 21 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 6: Luyện tập chung (tiết 2) trang 22, 23 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 7: Đo góc, đơn vị đo góc (tiết 1) trang 24, 25 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 7: Đo góc, đơn vị đo góc (tiết 2) trang 25 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (tiết 1) trang 26, 27 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (tiết 2) trang 29 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống