Giải bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (tiết 2) trang 29 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải vở bài tập toán lớp 4 - VBT Toán 4 - Kết nối tri thức Vở bài tập Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Giải bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (tiết 2) trang 29 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Hình bên có ..... góc vuông, ..... góc nhọn, ..... góc tù.

Câu 1

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Trong các góc trên:

- Các góc nhọn là: ...............................................................

- Các góc tù là: ...............................................................

- Góc bẹt là: ...............................................................

- Góc vuông là: ...............................................................

Phương pháp giải:

- Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- Góc tù lớn hơn góc vuông.

- Góc bẹt bằng hai góc vuông.

Lời giải chi tiết:

Trong các góc trên:

- Các góc nhọn là: góc đỉnh T, cạnh TQ, TB; góc đỉnh S, cạnh SP, SL.

- Các góc tù là: góc đỉnh O, cạnh OI, OG; góc đỉnh E, cạnh EK, ED.

- Góc bẹt là: góc đỉnh M, cạnh MH, MC.

- Góc vuông là: góc đỉnh A, cạnh AN, AV.

Câu 2

a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Hình bên có ..... góc nhọn, ..... góc vuông, ..... góc tù.

b) Em hãy hoàn thành bảng ghi lại số góc mỗi loại tìm được ở câu a bằng các gạch, mỗi gạch là một góc.

Phương pháp giải:

- Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- Góc tù lớn hơn góc vuông.

Lời giải chi tiết:

a) Hình bên có 1 góc nhọn, 1 góc vuông, 4 góc tù.

b)

Câu 3

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp (theo mẫu).

Quan sát các mặt đồng hồ sau và cho biết trong các đồng hồ đó, khi nào kim giờ và kim phút tạo thành góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.

Mẫu: Lúc 3 giờ, kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông.

Lúc .................. kim giờ và kim phút tạo thành góc nhọn.

Lúc .................. kim giờ và kim phút tạo thành góc tù.

Lúc .................. kim giờ và kim phút tạo thành góc bẹt.

Phương pháp giải:

- Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- Góc tù lớn hơn góc vuông.

- Góc bẹt bằng hai góc vuông.

Lời giải chi tiết:

Lúc 1 giờ , kim giờ và kim phút tạo thành góc nhọn.

Lúc 8 giờ , kim giờ và kim phút tạo thành góc tù.

Lúc 6 giờ , kim giờ và kim phút tạo thành góc bẹt.

Câu 4

Miệng của chiếc hộp đựng dế than, dế lửa và dế út tiêu có dạng là các hình tử giác như hình sau.

a) a) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Hình tứ giác có nhiều góc nhọn nhất là ............................

b) Biết miệng chiếc hộp đựng dế út tiêu có cả góc vuông, góc tù và góc nhọn. Em hãy khoanh vào hình là miệng chiếc hộp ấy.

Phương pháp giải:

Quan sát các hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a) Hình tứ giác có nhiều góc nhọn nhất là ABCD

b) Miệng chiếc hộp có cả góc vuông, góc tù và góc nhọn là hình KLMN

Câu 5

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Ở một ngã tư, bốn anh em chia tay nhau, mỗi người đi theo một con đường dẫn đến các vương quốc Hoa Đỏ, Rồng, Suối Ếch và Bếp Sắt. Anh cả đi đến vương quốc Rồng. Em út đi theo con đường không tạo với con đường của anh cả một góc bẹt hay góc nhọn.

Vậy em út đi đến vương quốc nào?

A. Suối Ếch

B. Bếp Sắt

C. Hoa Đỏ

Phương pháp giải:

- Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- Góc tù lớn hơn góc vuông.

- Góc bẹt bằng hai góc vuông.

Lời giải chi tiết:

- Đường đến Bếp Sắt tạo với con đường của anh cả là một góc bẹt.

- Đường đến Hoa Đỏ tạo với con đường của anh cả là một góc nhọn.

Vậy em út đi đến vương quốc Suối Ếch.

Chọn A


Cùng chủ đề:

Giải bài 6: Luyện tập chung (tiết 1) trang 20, 21 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 6: Luyện tập chung (tiết 2) trang 22, 23 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 7: Đo góc, đơn vị đo góc (tiết 1) trang 24, 25 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 7: Đo góc, đơn vị đo góc (tiết 2) trang 25 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (tiết 1) trang 26, 27 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (tiết 2) trang 29 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 8: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (tiết 3) trang 31, 32 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 9: Luyện tập chung (tiết 1) trang 33, 34 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 9: Luyện tập chung (tiết 2) trang 34, 35 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 10: Số có sáu chữ số. Số 1 000 000 (tiết 1) trang 36, 37 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 10: Số có sáu chữ số. Số 1 000 000 (tiết 2) trang 37, 38 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống