Giải bài 68 trang 70 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Lập phương trình tổng quát của mặt phẳng (P) trong mỗi trường hợp sau: a) (P) đi qua điểm M(6;−7;10) và có một vectơ pháp tuyến là →n=(1;−2;1); b) (P) đi qua điểm N(−3;8;−4) và có một cặp vectơ chỉ phương là →u=(3;−2;−1),→v=(1;4;−5); c) (P) đi qua điểm \(I\left( {1;
Đề bài
Lập phương trình tổng quát của mặt phẳng (P) trong mỗi trường hợp sau:
a) (P) đi qua điểm M(6;−7;10) và có một vectơ pháp tuyến là →n=(1;−2;1);
b) (P) đi qua điểm N(−3;8;−4) và có một cặp vectơ chỉ phương là
→u=(3;−2;−1),→v=(1;4;−5);
c) (P) đi qua điểm I(1;−4;0) và song song với mặt phẳng (Q):5x+6y−7z−8=0;
d) (P) đi qua điểm K(0;−3;4) và vuông góc với đường thẳng
Δ:x−4−1=y3=z−72.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
‒ Lập phương trình tổng quát của mặt phẳng đi qua một điểm và biết vectơ pháp tuyến: Mặt phẳng (P) đi qua điểm I(x0;y0;z0) và nhận →n=(A;B;C) làm vectơ pháp tuyến có phương trình tổng quát là: Ax+By+Cz+D=0 với D=−Ax0−By0−Cz0.
‒ Lập phương trình tổng quát của mặt phẳng đi qua một điểm và biết cặp vectơ chỉ phương →u,→v:
Bước 1: Tìm →n=[→u,→v].
Bước 2: Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm I(x0;y0;z0) và nhận →n làm vectơ pháp tuyến.
Lời giải chi tiết
a) Phương trình mặt phẳng (P) là:
1(x−6)−2(y+7)+1(z−10)=0⇔x−2y+z−30=0.
b) Ta có: [→u,→v]=(14;14;14)=14(1;1;1). Do đó →n=(1;1;1) là một vectơ pháp tuyến của (P).
Phương trình mặt phẳng (P) là:
1(x+3)+1(y−8)+1(z+4)=0⇔x+y+z−1=0.
c) Mặt phẳng (Q) có vectơ pháp tuyến →n=(5;6;−7).
Vì (P)∥(Q) nên →n=(5;6;−7) là một vectơ pháp tuyến của (P).
Phương trình mặt phẳng (P) là:
5(x−1)+6(y+4)−7(z−0)=0⇔5x+6y−7z+19=0.
d) Đường thẳng Δ có vectơ chỉ phương →u=(−1;3;2).
Vì (P)⊥Δ nên →u=(−1;3;2) là một vectơ pháp tuyến của (P).
Phương trình mặt phẳng (P) là:
−1(x−0)+3(y+3)+2(z−4)=0⇔−x+3y+2z+1=0.