Giải Bài 76 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Toán 7 - Giải SBT Toán 7 - Cánh diều Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác - C


Giải Bài 76 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều

Cho tam giác nhọn ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho \(A{\rm{E}} = \frac{1}{3}AC\).

Đề bài

Cho tam giác nhọn ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho \(A{\rm{E}} = \frac{1}{3}AC\).

a) Chứng minh E là trọng tâm tam giác BCD.

b) Gọi M là trung điểm DC. Chứng minh ba điểm B, M, E thẳng hàng.

Lời giải chi tiết

a) Ta có \(A{\rm{E}} = \frac{1}{3}AC\)nên \(CE = \frac{2}{3}AC\)

Trong tam giác BCD có CA là trung tuyến và \(CE = \frac{2}{3}AC\).

Suy ra E là trọng tâm tam giác BCD.

Vậy E là trọng tâm tam giác BCD.

b) Trong tam giác BCD có CA và BM là hai đường trung tuyến nên BM cắt CA tại trọng tâm của tam giác.

Mà E là trọng tâm của tam giác BCD (theo câu a) nên điểm E thuộc đường thẳng BM.

Hay ba điểm B, E, M thẳng hàng.

Vậy ba điểm B, E, M thẳng hàng.


Cùng chủ đề:

Giải Bài 74 trang 64 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 74 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 75 trang 64 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 75 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 76 trang 64 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 76 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 77 trang 64 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 77 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 78 trang 65 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 78 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 79 trang 65 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều