Giải bài 8 trang 86 SGK Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Lớp 10A có 20 bạn nữ, 25 bạn nam. Lớp 10B có 24 bạn nữ, 21 bạn nam. Chọn ngẫu nhiên từ mỗi lớp ra 2 bạn đi tập văn nghệ. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
Đề bài
Lớp 10A có 20 bạn nữ, 25 bạn nam. Lớp 10B có 24 bạn nữ, 21 bạn nam. Chọn ngẫu nhiên từ mỗi lớp ra 2 bạn đi tập văn nghệ. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Trong 4 bạn được chọn có ít nhất 1 bạn nam”
b) “Trong 4 bạn được chọn có đủ cả nam và nữ”
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Bước 1: Xác định không gian mẫu
Bước 2: Xác định số kết quả thuận lợi cho biến cố đó, hoặc xác định biến cố đối
Bước 3: Tính xác suất bằng công thức P(A)=n(A)n(Ω) hoặc P(A)=1−n(¯A)n(Ω)
Lời giải chi tiết
Tổng số khả năng có thể xảy ra của phép thử là n(Ω)=C245.C245
a) Gọi A là biến cố “Trong 4 bạn được chọn có ít nhất 1 bạn nam”, ta có biến cố đối ¯A: “Trong 4 bạn được chọn không có bạn nam nào”
¯A xảy ra khi các bạn được chọn đều là nữ. Số kết quả thuận lợi cho biến cố ¯A là n(¯A)=C220.C224
Xác suất của biến cố ¯A là P(¯A)=n(¯A)n(Ω)=C220.C224C245.C245=87416335
Suy ra, xác suất của biến cố A là P(A)=1−P(¯A)=1−87416335=1546116335
b) Gọi A là biến cố “Trong 4 bạn được chọn có đủ cả nam và nữ” ta có biến cố đối ¯A: “Trong 4 bạn được chọn đều là nữ hoặc đều là nam”
¯A xảy ra khi các bạn được chọn đều là nữ hoặc nam. Số kết quả thuận lợi cho biến cố ¯A là n(¯A)=C220.C224+C225.C221
Xác suất của biến cố ¯A là P(¯A)=n(¯A)n(Ω)=C220.C224+C225.C221C245.C245=192416335
Suy ra, xác suất của biến cố A là P(A)=1−P(¯A)=1−192416335=1441116335