Giải Bài 89 trang 94 sách bài tập toán 7 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Toán 7 - Giải SBT Toán 7 - Cánh diều Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác - Cá


Giải Bài 89 trang 94 sách bài tập toán 7 - Cánh diều

Cho góc nhọn xOy và điểm M nằm trong góc xOy. Gọi E, F là hai điểm nằm ngoài góc xOy sao cho Ox là đường trung trực của đoạn thẳng ME, Oy là đường trung trực của đoạn thẳng MF (Hình 55).

Đề bài

Cho góc nhọn xOy và điểm M nằm trong góc xOy. Gọi E, F là hai điểm nằm ngoài góc xOy sao cho Ox là đường trung trực của đoạn thẳng ME, Oy là đường trung trực của đoạn thẳng MF ( Hình 55 ).

Chứng minh:

a) O là giao điểm ba đường trung trực của tam giácEMF.

b) Nếu \(\widehat {xOy} = 30^\circ \) thì \(\widehat {EOF} = 60^\circ \).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Gọi O là giao điểm hai đường trung trực của ME và MF chứng minh O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác EMF.

- Cho \(\widehat {xOy} = 30^\circ \) chứng minh: \(\widehat {EOM} = 2\widehat {xOM}\) và \(\widehat {MOF} = 2\widehat {MOy}\) từ đó chứng minh

\(\widehat {EOF} = \widehat {EOM} + \widehat {MOF} = 2\widehat {xOM} + 2\widehat {MOy}\)\( = 2\left( {\widehat {xOM} + \widehat {MOy}} \right) = 2\widehat {xOy} = 2.30^\circ  = 60^\circ \)

Lời giải chi tiết

a) Trong tam giác EMF có O là giao điểm hai đường trung trực của ME và MF nên O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác EMF.

Vậy O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác FEM.

b)

Gọi H là trung điểm của EM.

Xét ∆OEH và ∆OMH có:

\(\widehat {OHE} = \widehat {OHM}\left( { = 90^\circ } \right)\)

OH là cạnh chung,

EH = MH (do H là trung điểm của EM).

Do đó ∆OEH = ∆OMH (hai cạnh góc vuông).

Suy ra \(\widehat {{\rm{EOH}}} = \widehat {MOH}\) (hai góc tương ứng).

Do đó Ox là tia phân giác của góc EOM nên \(\widehat {{\rm{EOx}}} = \widehat {xOM} = \frac{1}{2}\widehat {{\rm{EOM}}}\)

Hay \(\widehat {EOM} = 2\widehat {xOM}\).

Chứng minh tương tự ta cũng có: \(\widehat {{\rm{FOy}}} = \widehat {MOy} = \frac{1}{2}\widehat {{\rm{MOF}}}\)

Hay\(\widehat {MOF} = 2\widehat {MOy}\)

Ta có: \(\widehat {EOF} = \widehat {EOM} + \widehat {MOF} = 2\widehat {xOM} + 2\widehat {MOy}\)\( = 2\left( {\widehat {xOM} + \widehat {MOy}} \right) = 2\widehat {xOy} = 2.30^\circ  = 60^\circ \)

Vậy nếu \(\widehat {xOy} = 30^\circ \) thì \(\widehat {EOF} = 60^\circ \).


Cùng chủ đề:

Giải Bài 87 trang 66 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 87 trang 94 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 88 trang 66 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 88 trang 94 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 89 trang 66 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 89 trang 94 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 90 trang 67 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 90 trang 95 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 91 trang 67 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 91 trang 95 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
Giải Bài 92 trang 67 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều