Giải Bài Ôn tập cuối học kì 2 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải vở bài tập Tiếng Việt 2, VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức TUẦN 35: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2


Giải Bài Ôn tập cuối học kì 2 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Viết tên 5 bài đọc ở lớp 2 mà em yêu thích. Viết một câu về bài đọc em thích nhất. Hãy viết 3 – 4 câu an ủi, động viên thỏ nâu và nhờ các bạn chuyển giúp. Quan sát tranh trong SHS trang 135, tìm và viết các từ ngữ vào cột thích hợp. Đặt câu theo yêu cầu. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật (theo mẫu). Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống. Chọn a hoặc b. Viết 4 – 5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi năm học sắp kết thúc.

Câu 1

Viết tên 5 bài đọc ở lớp 2 mà em yêu thích

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bài đã học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Tên 5 bài đọc em yêu thích: Tớ nhớ cậu, Chuyện bốn mùa, Thương ông, Chuyện quả bầu, Tiếng chổi tre.

Câu 2

Viết một câu về bài đọc em thích nhất.

G: Em viết câu nêu lí do yêu thích bài đọc đó hoặc nêu chi tiết, nhân vật trong bài đọc khiến em nhớ nhất.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một bài đọc trong chương trình mà mình thích nhất và viết một câu về bài đọc đó theo gợi ý.

Lời giải chi tiết:

- Thương ông là bài thơ nói về tình cảm ông cháu.

-  Bài thơ Gọi bạn nói về tình bạn đẹp giữa dê trắng và bê vàng.

- Nhím nâu kết bạn là một câu chuyện rất hay.

- Câu chuyện Chuyện quả bầu lí giải sự ra đời của các dân tộc trên đất nước ta.

Câu 3

Đọc bài thơ Thăm bạn ốm trong SHS trang 134. Tưởng tượng em là bạn cùng lớp với thỏ nâu. Vì có việc bận, em không đến thăm thỏ nâu được. Hãy viết 3 – 4 câu an ủi, động viên thỏ nâu và nhờ các bạn chuyển giúp.

Phương pháp giải:

Em đọc lại bài thơ để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Thỏ nâu yêu quý, hôm nay các bạn đến thăm cậu nhưng nhà tớ lại có việc không đến cùng được. Tớ viết những dòng này nhờ các bạn chuyển đến cậu. Chúc cậu sớm khỏe để đến lớp cùng với chúng tớ. Chúng tớ rất nhớ cậu.

Câu 4

Quan sát tranh trong SHS trang 135, tìm và viết các từ ngữ vào cột thích hợp.

Từ ngữ chỉ sự vật

Chỉ người

Chỉ đồ vật

Chỉ con vật

Chỉ cây cối

M: trẻ em

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Từ ngữ chỉ hoạt động

M: tươi vui

M: chạy nhảy

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ tranh và viết từ ngữ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ chỉ sự vật

Chỉ người

Chỉ đồ vật

Chỉ con vật

Chỉ cây cối

Ông cụ, bé, mẹ

Ghế đá, tờ báo, thùng rác, quả bóng

Con bướm

Hoa hồng, cây xanh, bãi cỏ

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Từ ngữ chỉ hoạt động

Vui tươi, chăm chú, trầm tư

Đọc báo, đá bóng, tập thể dục, nói chuyện, ném bóng, đi bộ

Câu 5

Đặt câu theo yêu cầu:

a. Câu có từ ngữ chỉ sự vật (câu giới thiệu sự vật)

M: Đây là công viên.

b. Câu có từ ngữ chỉ đặc điểm (câu nêu đặc điểm)

M: Công viên hôm nay đông vui.

c. Câu có từ ngữ chỉ hoạt động (câu nêu hoạt động)

M: Mọi người đi dạo trong công viên.

Đặt câu theo yêu cầu:

a. Câu có từ ngữ chỉ sự vật (câu giới thiệu sự vật)

M: Đây là công viên.

b. Câu có từ ngữ chỉ đặc điểm (câu nêu đặc điểm)

M: Công viên hôm nay đông vui.

c. Câu có từ ngữ chỉ hoạt động (câu nêu hoạt động)

M: Mọi người đi dạo trong công viên.

Phương pháp giải:

Em dựa vào mẫu để đặt câu.

Lời giải chi tiết:

a. Câu có từ ngữ chỉ sự vật (câu giới thiệu sự vật)

M: Đây là công viên.

- Đây là cô giáo của em.

- Đây là chiếc bút chì của tớ.

b. Câu có từ ngữ chỉ đặc điểm (câu nêu đặc điểm)

M: Công viên hôm nay đông vui.

- Cây phượng giữa sân trường cao lớn.

- Em bé rất đáng yêu.

c. Câu có từ ngữ chỉ hoạt động (câu nêu hoạt động)

M: Mọi người đi dạo trong công viên.

- Bạn Nam đang đọc sách.

- Các bạn nhỏ đang đá bóng.

Câu 6

Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật (theo mẫu).

(1) chim chích bông

M: nhỏ xíu,…

(2) con mèo

M: dễ thương,…

(3) chim công

M: lộng lẫy,…

(4) con sóc

M: nhanh nhẹn,…

Phương pháp giải:

Em dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

(1) chim chích bông

bé nhỏ, (lông) mượt

(2) con mèo

M: tinh nhanh (mắt), sắc nhọn (vuốt)

(3) chim công

M: đẹp, sặc sỡ

(4) con sóc

M: tinh nghịch, (đuôi) dài

Câu 7

Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống.

Vào ngày hội, đồng bào các buôn xa□ bản gần nườm nượp kéo về buôn Đôn□ Tất cả đều đổ về trường đua voi.

Khi lệnh xuất phát vang lên, voi cuốn vòi chạy trong tiếng reo hò của người xem cùng tiếng chiêng□ tiếng trống□tiếng khèn vang dậy.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn và điền dấu thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Vào ngày hội, đồng bào các buôn xa , bản gần nườm nượp kéo về buôn Đôn . Tất cả đều đổ về trường đua voi.

Khi lệnh xuất phát vang lên, voi cuốn vòi chạy trong tiếng reo hò của người xem cùng tiếng chiêng , tiếng trống, tiếng khèn vang dậy.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

Câu 8

Chọn a hoặc b.

a. Tìm từ ngữ theo mẫu.

Các từ ngữ tìm được

ch – tr

M: che chở

M: tre trúc

s – x

M: sách vở

M: xách túi

l – n

M: quạt nan

M: lan tỏa

b. Nối từ ở cột A với ý phù hợp ở cột B.

Các từ ngữ tìm được

Dấu hỏi

Dấu ngã

M: vỏ cam

M: múa võ

at – ac

M: khát nước

M: đổi khác

im – iêm

M: kim khâu

M: múa kiếm

Phương pháp giải:

Em tìm từ ngữ và viết vào bảng.

Lời giải chi tiết:

a. Tìm từ ngữ theo mẫu.

Các từ ngữ tìm được

ch – tr

châu chấu, chân tay, chìa vôi, chim chóc, chen chúc

trâu bò, trắc trở, trên dưới, trượt tay, trả bài

s – x

siêng năng, sinh sôi, sửa chữa, sạch sẽ, chim sẻ.

xe đạp, xấu xí, xem xét, xinh xắn

l – n

nắm tay, nấu cơm, gạo nếp, nương rẫy.

cây lúa, lạnh lẽo, xóm làng, con lừa

b. Nối từ ở cột A với ý phù hợp ở cột B.

Các từ ngữ tìm được

Dấu hỏi

Dấu ngã

màu đỏ, vỏ bánh, mở cửa, khẩu súng.

mưa bão, vẽ tranh, phường xã, bãi biển

at – ac

cái bát, mát mẻ, hạt thóc

chú bác, củ lạc, gác bếp, vòng bạc

im – iêm

im lặng, gỗ lim, màu tím, trái tim

khiêm tốn, kim tiêm, tìm kiếm, hồng xiêm

Câu 9

Viết 4 – 5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi năm học sắp kết thúc.

G:

- Em có suy nghĩ gì khi năm học sắp kết thúc?

- Em cảm thấy thế nào nếu mấy tháng nghỉ hè không đến trường?

- Em sẽ nhớ nhất điều gì về trường lớp, thầy cô khi nghỉ hè?

Phương pháp giải:

Em liên hệ bản thân và dựa vào các gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

* Bài tham khảo 1:

Sắp kết thúc năm học, em cảm thấy rất buồn. Em sắp phải xa trường lớp, thầy cô và bạn bè. Nghỉ hè, em sẽ rất nhớ những tiết học của cô giáo và cả những giờ ra chơi nô đùa cùng bạn bè. Em mong rằng kì nghỉ hè sẽ nhanh chóng trôi qua để em lại được gặp thầy cô và các bạn.

* Bài tham khảo 2:

Năm học sắp kết thúc, em cảm thấy rất vui vì mình đã hoàn thành thêm một năm học nữa. Thế nhưng, em cũng rất buồn vì sắp tới sẽ không được gặp bạn bè và thầy cô trong vài tháng. Em sẽ rất nhớ những lời giảng bài của thầy cô, nhớ những người bạn thân. Em mong sớm đến năm học sau để em lại được gặp bạn bè và thầy cô.


Cùng chủ đề:

Giải Bài 29: Hồ Gươm VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 30: Cánh đồng quê em VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 30: Thương ông VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 31: Ánh sáng của yêu thương VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 32: Chơi chong chóng VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài Ôn tập cuối học kì 2 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài Đánh giá cuối học kì 2 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài: Ôn tập giữa học kì 1 VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài: Ôn tập giữa học kì 2 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải vở bài tập Tiếng Việt 2, VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức