Giải Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết tên bài đọc đã học dưới mỗi tranh. Viết một câu về bài đọc em thích nhất. Viết lời giới thiệu về bản thân với các bạn khi em chuyển đến lớp mới. Nhìn các tranh ở dưới, viết từ ngữ. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống. Điền tiếng chứa iên hoặc yên vào chỗ trống. Viết tiếp các câu kể về gà mẹ và đàn con. Dựa vào câu chuyện Cỏ và lúa (SHS, trang 141), đánh dấu vào ô trống trước đáp án đúng và thực hiện các yêu cầu. Viết 3 – 5 câu kể về một việc làm tốt của em ở nhà hoặ
Câu 1
Viết tên bài đọc đã học dưới mỗi tranh.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại nội dung các bài đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Viết một câu về bài đọc em thích nhất.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn một bài đọc trong chương trình mà mình thích nhất và viết một câu về bài đọc đó.
Lời giải chi tiết:
- Thương ông là bài thơ nói về tình cảm ông cháu.
- Bài thơ Gọi bạn nói về tình bạn đẹp giữa dê trắng và bê vàng.
- Nhím nâu kết bạn là một câu chuyện rất hay.
Câu 3
Viết lời giới thiệu về bản thân với các bạn khi em chuyển đến lớp mới.
Phương pháp giải:
Em viết lời giới thiệu dựa vào gợi ý sau:
- Chào hỏi.
- Giới thiệu tên.
- Mong muốn khi chuyển đến lớp.
Lời giải chi tiết:
- Chào các bạn. Mình là Nguyễn Nhật Tín. Mình là học sinh mới chuyển đến lớp, mong rằng các bạn sẽ chào đón mình.
- Chào cả lớp. Tớ là Lê Quỳnh Anh. Tớ mới chuyển từ trường tiểu học Hoa Mai qua trường mình. Từ bây giờ chúng mình là bạn cùng lớp, mong các bạn sẽ giúp đỡ tớ.
- Chào các cậu, tớ là Phương Mai. Tớ mới chuyển đến lớp mình. Các cậu giúp đỡ tớ với nhé.
Câu 4
Nhìn các tranh ở dưới, viết từ ngữ:
a. Chỉ người: người bán hàng,…
b. Chỉ vật: cành đào,…
c. Chỉ hoạt động: bán hàng,…
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các hình và viết tên các từ ngữ.
Lời giải chi tiết:
a. Chỉ người: người bán hàng, người mua hàng, bố, mẹ, con, các bạn nhỏ, người nặn tò he.
b. Chỉ vật: cành đào, cây quất, đèn lồng, khăn len, áo khoác, tò he,…
c. Chỉ hoạt động: bán hàng, mua hàng, đi dạo, nặn, xem,…
Câu 5
Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ cuộc nói chuyện giữa hai chị em và điền dấu thích hợp vào ô trống.
- Dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu hỏi.
- Dùng dấu chấm than cuối câu bộc lộ cảm xúc.
- Dùng dấu chấm ở những câu còn lại.
Lời giải chi tiết:
Câu 6
Điền tiếng chứa iên hoặc yên vào chỗ trống.
- …… rộng mênh mông.
- Xóm làng bình …….. .
- …… núi có ruộng bậc thơ.
- Đêm đã khuya, bốn bề …… tĩnh.
- Ở góc vườn, đàn …… chăm chỉ cõng thức ăn về tổ.
- Chim …….. thường làm tổ ở vách đá cao ngoài khơi xa.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống, chú ý tiếng phải chứa vần iên hoặc yên
Lời giải chi tiết:
- Biển rộng mênh mông.
- Xóm làng bình yên .
- Miền núi có ruộng bậc thang.
- Đêm đã khuya, bốn bề yên tĩnh.
- Ở góc vườn, đàn kiến chăm chỉ cõng thức ăn về tổ.
- Chim yến thường làm tổ ở vách đá cao ngoài khơi xa.
Câu 7
Viết tiếp các câu kể về gà mẹ và đàn con.
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và viết tiếp các câu kể tương ứng với mỗi tranh.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Sáng tinh mơ, gà mẹ gọi gà con dậy và ra khỏi chuồng.
- Tranh 2: Gà mẹ cho gà con chạy nhảy, tắm nắng.
- Tranh 3: Gà mẹ dẫn gà con đi kiếm giun (kiếm ăn).
- Tranh 4: Buổi trưa, gà mẹ và đàn con nghỉ ngơi trong bóng mát.
Câu 8
Dựa vào câu chuyện Cỏ và lúa (SHS, trang 141), đánh dấu vào ô trống trước đáp án đúng và thực hiện các yêu cầu.
a. Trong câu chuyện, lúa và cỏ có mối quan hệ như thế nào?
b. Nối từ ở cột A với ý phù hợp ở cột B.
c. Vì sao cỏ không được ai ưa thích?
d. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống.
Phương pháp giải:
Em đọc lại câu chuyện Cỏ và lúa để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Trong câu chuyện, lúa và cỏ là hai chị em ruột.
b. Nối từ ở cột A với ý phù hợp ở cột B.
c. Cỏ không được ai ưa thích vì cỏ lười biếng, không chịu làm việc, chỉ thích sống dựa vào người khác.
d. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống.
Câu 9
Viết 3 – 5 câu kể về một việc làm tốt của em ở nhà hoặc ở trường.
G:
- Việc tốt em đã làm là việc gì?
- Em làm việc đó ở đâu, khi nào?
- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì sau khi làm việc đó?
Phương pháp giải:
Em liên hệ bản thân và dựa vào các gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
* Bài tham khảo 1:
Có lần, mẹ em bị ốm. Hôm ấy, bố đi công tác không có nhà nên em đã thay bố chăm sóc mẹ. Em lấy nước và thuốc cho mẹ uống. Sau khi nằm nghỉ một lúc, mẹ đã đỡ mệt và có thể ngồi dậy được. Em cảm thấy rất vui vì mẹ đã khỏe lại. Em mong mẹ luôn khỏe mạnh.
* Bài tham khảo 2:
Cuối tuần vừa rồi em đã làm được một việc tốt. Khi đứng ở ngã tư, em đã gặp một cụ già. Vì cụ không biết cách làm sao để sang bên kia đường nên em đã dắt tay cụ sang đường. Sau đó, cụ đã nắm lấy tay em và cảm ơn em. Em cảm thấy rất vui khi đã làm được một việc tốt dù là vô cùng nhỏ bé.