Giải bài tập 4.1 trang 11 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức
Trong mỗi trường hợp sau, hàm số F(x) có là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên khoảng tương ứng không? Vì sao? a) F(x)=xlnx và f(x)=1+lnx trên khoảng (0;+∞); b) F(x)=esinx và f(x)=ecosx trên R.
Đề bài
Trong mỗi trường hợp sau, hàm số F(x) có là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên khoảng tương ứng không? Vì sao?
a) F(x)=xlnx và f(x)=1+lnx trên khoảng (0;+∞);
b) F(x)=esinx và f(x)=ecosx trên R.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng kiến thức về khái niệm nguyên hàm của một hàm số để giải: Cho hàm số f(x) xác định trên một khoảng K (hoặc một đoạn, hoặc một nửa khoảng). Hàm số F(x) được gọi là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F′(x)=f(x) với mọi x thuộc K.
Lời giải chi tiết
a) Ta có: F′(x)=(xlnx)′=lnx+xx=lnx+1. Do đó, F′(x)=f(x) với mọi x thuộc (0;+∞). Do đó, F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên khoảng (0;+∞).
b) Ta có: F′(x)=(esinx)′=cosx.esinx.
Hàm số F(x) không là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên R vì F′(π2)=0≠1=f(1)