Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 44 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Ôn tập chương 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 44 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Biến cố Nhiệt độ cao nhất trong tháng Sáu năm sau tại Thành phố Hồ Chí Minh là 10 độ C là:

1.

Biến cố Nhiệt độ cao nhất trong tháng Sáu năm sau tại Thành phố Hồ Chí Minh là 10 0 C là:

A.Biến cố chắc chắn

B.Biến cố ngẫu nhiên.

C.Biến cố không thể

D.Biến cố đồng khả năng

Phương pháp giải:

-Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.

-Biến cố không thể là biến cố biết trước không bao giờ xảy ra.

-Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không biết trước có xảy ra hay không xảy ra.

Lời giải chi tiết:

Chọn C

2.

Biến cố “Ngày mai có mưa rào và giông ở Hà Nội” là:

A. Biến cố ngẫu nhiên.

B. Biến cố chắc chắn

C. Biến cố đồng khả năng

D. Biến cố không thể

Phương pháp giải:

-Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.

-Biến cố không thể là biến cố biết trước không bao giờ xảy ra.

-Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không biết trước có xảy ra hay không xảy ra.

Lời giải chi tiết:

Chọn A

3.

Hai túi I và II chứa các tấm thẻ được ghi số 3; 4; 5; 6; 7. Từ mỗi túi rút ngẫu nhiên một tấm thẻ.

a)Xác suất của biến cố “Tích 2 số ghi trên tấm thẻ lớn hơn 8” bằng

A.0

B.\(\dfrac{1}{2}\)

C.1

D.0,25

b)Xác suất của biến cố “Tích hai số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 8” bằng:

A.1

B.0

C.0,45

D.0,5

c) Biến cố “Hiệu hai số ghi trên hai tấm thẻ là số chẵn” là:

A. Biến cố ngẫu nhiên.

B. Biến cố chắc chắn

C. Biến cố không thể

D. Biến cố đồng khả năng

Phương pháp giải:

-Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra, luôn có xác suất là 1

-Biến cố không thể là biến cố biết trước không bao giờ xảy ra, luôn có xác suất là 0.

-Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không biết trước có xảy ra hay không xảy ra.

Lời giải chi tiết:

a) Đây là biến cố chắc chắn nên xác suất xảy ra biến cố là 1. Chọn C

b) Đây là biến cố không thể nên xác suất xảy ra biến cố là 0. Chọn B

c) Đây là biến cố ngẫu nhiên. Chọn A

4.

Một thùng kín có 20 quả bóng màu đỏ và 20 quả bóng màu xanh. Sơn lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong thùng.

a) Xác suất của biến cố “Lấy được quả bóng màu xanh” bằng

A.1

B.\(\dfrac{1}{2}\)

C.0

D.0,8

b) Xác suất của biến cố “Lấy được quả bóng màu đỏ” bằng

A.0

B.1

C.0,5

D.0,2

c) Xác suất của biến cố “Lấy được quả bóng màu đỏ hoặc màu xanh” bằng

A.1

B.0

C.0,5

D.0,4

Phương pháp giải:

Xác suất xảy ra biến cố = Số khả năng xảy ra biến cố : Tổng số khả năng

-Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra, luôn có xác suất là 1

-Biến cố không thể là biến cố biết trước không bao giờ xảy ra, luôn có xác suất là 0.

-Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không biết trước có xảy ra hay không xảy ra.

Lời giải chi tiết:

a) Chọn B

b) Chọn C

c) Chọn A


Cùng chủ đề:

Giải Bài 18 trang 71 sách bài tập toán 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 16 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 20 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 33 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 35 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 44 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 47,48 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 59 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 67 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 71, 72 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 92 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống