Đề thi kì 1 môn toán lớp 9 năm 2019 - 2020 phòng GDĐT Cầu Giấy
Tải vềGiải chi tiết đề thi kì 1 môn toán lớp 9 năm 2019 - 2020 phòng GDĐT Cầu Giấy với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Câu 1. (3,0 điểm)
Cho biểu thức A=(1√x+2−1√x−2):√xx−2√x với x>0,x≠4.
a) Chứng minh A=−4√x+2.
b) Tìm x biết A=−23.
c) Cho x là số nguyên, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A.
Câu 2. (2,5 điểm)
Cho hàm số y=(m+1)x+3(d) (m là tham số, m≠−1)
a) Tìm m để hàm số trên là hàm số đồng biến.
b) Khi m=2, hãy vẽ đồ thị hàm số đó trên mặt phẳng tọa độ Oxy và tính khoảng cách từ O đến đường thẳng (d).
c) Đường thẳng (d) cắt đường thẳng y=−32x+3(d′) tại điểm M. Gọi N và P lần lượt là giao điểm của đường thẳng (d) và (d′) với trục hoành Ox. Tìm m để diện tích tam giác OMP bằng 2 lần diện tích tam giác OMN.
Câu 3. (4 điểm)
1) Một chiếc máy bay bay lên với vận tốc 500km/h. Đường bay lên tạo với phương nằm ngang một góc 30∘. Hỏi sau 6 phút kể từ lúc cất cánh, máy bay lên cao được bao nhiêu ki-lô-mét theo phương thẳng đứng?
2) Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB. Vẽ hai tiếp tuyến Ax,By với nửa đường tròn đó. Trên tia Ax lấy điểm M sao cho AM>R. Từ M kẻ tiếp tuyến MC với nửa đường tròn (O) (C là tiếp điểm). Tia MC cắt tia By tại D.
a) Chứng minh MD=MA+BD và ΔOMD vuông.
b) Cho AM=2R. Tính BD và chu vi tứ giác ABDM.
c) Tia AC cắt tia By tại K. Chứng minh OK⊥BM.
Câu 4. (0,5 điểm) Giải phương trình
√2020x−2019+2019x+2019=√2019x−2020
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (VD):
Phương pháp:
a) Qui đồng, khử mẫu và rút gọn A.
b) Giải phương trình A=−23, sử dụng kết quả rút gọn câu a).
c) Dựa vào điều kiện bài cho và x∈Z suy ra điều kiện chính xác của x, từ đó đánh giá A.
Cách giải:
a) Chứng minh A=−4√x+2.
A=(1√x+2−1√x−2):√xx−2√x (x>0,x≠4.)
A=(√x−2(√x+2)(√x−2)−√x+2(√x+2)(√x−2)) :√xx−2√x
A=√x−2−√x−2(√x+2)(√x−2):√xx−2√x
A=−4(√x+2)(√x−2):√x√x(√x−2)
A=−4(√x+2)(√x−2)⋅√x(√x−2)√x
A=−4√x+2
b) Tìm x biết A=−23.
A=−23⇔−4√x+2=−23
⇔√x+2=6⇔√x=4
⇔x=16 (TMĐK).
Vậy x=16.
c) Cho x là số nguyên, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A.
Ta có x nguyên và x>0,x≠4 thì x≥1,x≠4,x∈Z.
Ta có
x≥1⇔√x≥1⇔√x+2≥3>0 ⇔4√x+2≤43⇔−4√x+2≥−43 ⇔P≥−43
Dấu xảy ra ⇔x=1.
Vậy giá trị nhỏ nhất của P là −43 khi x=1.
Câu 2 (VD):
Phương pháp:
a) Hàm số y=ax+b đồng biến trên R nếu a>0.
b) Tìm điểm đi qua bằng cách cho lần lượt x=0,y=0, kẻ đường thẳng đi qua hai điểm đã cho ta được đồ thị.
Sử dụng hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông tính khoảng cách.
c) Tìm tọa độ các điểm M,N,P.
Lập công thức tính diện tích các tam giác OMP và OMN rồi suy ra phương trình ẩn m.
Giải phương trình ẩn m và kết luận.
Cách giải:
a) Tìm m để hàm số trên là hàm số đồng biến.
Hàm số đã cho đồng biến khi m+1>0 ⇔m>−1
b) Khi m=2, hãy vẽ đồ thị hàm số đó trên mặt phẳng tọa độ Oxy và tính khoảng cách từ O đến đường thẳng (d).
Khi m=2 hàm số có dạng y=3x+3
* Cho x=0 thì y=3
Cho y=0 thì x=−1
⇒ Đường thẳng đi qua hai điểm (0;3) và (−1;0) là đồ thị hàm số y=3x+3
* Vẽ đồ thị hàm số trên mặt phẳng tọa độ.
Gọi A(0;3) và B(−1;0) nên OA=3,OB=1.
Kẻ OH vuông góc với d tại H.
Xét tam giác OAB vuông tại O, đường cao OH
Có 1OH2=1OA2+1OB2 (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
⇒1OH2=132+112⇒OH2=910
⇒OH=3√1010
c) Đường thẳng (d) cắt đường thẳng y=−32x+3(d′) tại điểm M. Gọi N và P lần lượt là giao điểm của đường thẳng (d) và (d′) với trục hoành Ox. Tìm m để diện tích tam giác OMP bằng 2 lần diện tích tam giác OMN.
Hai đường thẳng (d) và (d′) cắt nhau khi và chỉ khi m+1≠−32 m≠−52
Hoành độ giao điểm M của (d) và (d′) là nghiệm của phương trình
(m+1)x+3=−32x+3⇔x=0
Mà y=−32x+3⇒y=3
(d) cắt (d′) tại điểm M(0;3)
N là giao điểm của (d) với trục Ox nên N(−3m+1;0)
P là giao điểm của (d′) với trục Ox nên P(2;0)
Suy ra ON=3|m+1|;OP=2
Ta có SOMP=2SOMN ⇔12OM.OP=2⋅12⋅OM⋅ON ⇔OP=2ON
⇒2=2⋅3|m+1| ⇔|m+1|=3 [m+1=3m+1=−3⇔[m=2m=−4 (TM )
Vậy m∈{2;−4}.
Câu 3 (VD):
Phương pháp:
1) Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, muốn tính cạnh góc vuông ta lấy cạnh huyền nhân với sin góc đối.
2) a) Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau.
b) Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông h2=b′c′ để tính BD .
Chu vi tứ giác bằng tổng các cạnh.
c) - Chứng minh ΔAMO đồng dạng với ΔBAK.
- Gọi H là giao điểm của OK và BM, chứng minh ^HBO+^KOB=90∘ suy ra góc ^OHB=90∘.
Cách giải:
1) Một chiếc máy bay bay lên với vận tốc 500km/h. Đường bay lên tạo với phương nằm ngang một góc 30∘. Hỏi sau 6 phút kể từ lúc cất cánh, máy bay lên cao được bao nhiêu ki-lô-mét theo phương thẳng đứng?
6 phút =0,1 giờ.
Gọi AB là đoạn đường máy bay bay lên trong 6 phút thì BC chính là độ cao máy bay đạt được sau 6 phút.
Sau 6 phút máy bay bay được quãng đường là AB=500.0,1=50km.
Độ cao của máy bay là BC=50.sinA=50.sin30∘=25km.
2) Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB. Vẽ hai tiếp tuyến Ax,By với nửa đường tròn đó. Trên tia Ax lấy điểm M sao cho AM>R. Từ M kẻ tiếp tuyến MC với nửa đường tròn (O) ( C là tiếp điểm). Tia MC cắt tia By tại D.
a) Chứng minh MD=MA+BD và ΔOMD vuông.
Xét (O): MA,MC là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại M với tiếp điểm A và C ⇒MA=MC.
DC,DB là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại D với tiếp điểm B và C ⇒DB=DC
Mà MD=MC+CD
⇒MD=MA+DB
Xét (O):
MA,MC là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại M với tiếp điểm A và C ⇒OM là tia phân giác của ^AOC
DC,DB là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại D với tiếp điểm B và C ⇒OD là tia phân giác của ^COB
Mà ^AOC và ^COB là hai góc kề bù
⇒OM⊥OD tại D
⇒^MOD=90∘ nên ΔOMD vuông tại O.
b) Cho AM=2R. Tính BD và chu vi tứ giác ABDM.
AM=2R⇒MC=2R
Xét tam giác MOD vuông tại O, đường cao OC, có :
MC.DC=OM2 (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
⇒2R.CD=R2⇒CD=R2
⇒CD=DB=R2
Do đó chu vi tứ giác ABDM là :
AB+BD+DM+MA=AB+DB+DC+CM+AM =2R+R2+R2+2R+2R=7R
c) Tia AC cắt tia By tại K. Chứng minh OK⊥BM.
ΔAMO đồng dạng với ΔBAK (^MAO=^ABK=90∘;^AOM=^BKA vì cùng phụ với ^KAB)
Suy ra AMAB=AOBK⇒AMAB=BOBK ⇒tan^MBA=tan^OKB ⇒^MBA=^OKB
Gọi H là giao điểm của OK và BM
Ta có ^MBA=^OKB⇒^HBO=^OKB
Mà ^OKB+^KOB=90∘ (ΔOBK vuông tại B)
⇒^HBO+^KOB=90∘
Hay ^HBO+^HOB=90∘⇒^OHB=90∘⇒OK⊥BM tại H.
Câu 4 (VDC):
Phương pháp:
- Tìm ĐKXĐ.
- Chuyển vế, nhân chia cho biểu thức liên hợp đưa phương trình về dạng tích.
Cách giải:
ĐK: x≥20202019
√2020x−2019+2019x+2019=√2019x−2020
⇔√2020x−2019−√2019x−2020=−2019(x+1)
⇔2020x−2019−2019x+2020=−2019(x+1)(√2020x−2019+√2019x−2020)
⇔(x+1)[1+2019(√2002x−2019+√2019x−2020)]=0
Suy ra x=−1 (không thỏa mãn điều kiện)
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
HẾT