Bài 3 Định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học trang 21, 22, 23, 24, 25, 26 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Đặt hai cây nến trên đĩa cân, cân ở vị trí thăng bằng. Nếu đốt một cây nến, sau một thời gian, cân có còn thăng bằng không? Giải thích.
CH tr 21 MĐ
Quan sát hình 3.1:
Đặt hai cây nến trên đĩa cân, cân ở vị trí thăng bằng. Nếu đốt một cây nến, sau một thời gian, cân có còn thăng bằng không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 3.1, quan sát và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đặt hai cây nến trên đĩa cân, cân ở vị trí thăng bằng. Nếu đốt một cây nến, sau một thời gian, cân không còn thăng bằng. Do cây nến bị đốt đã ngắn lại và không còn nặng như ban đầu.
CH tr 21 TH1
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
- Học sinh tiến hành thí nghiệm, ghi giá trị m A và m B . Hiện tượng thí nghiệm: Xuất hiện kết tủa trắng.
- Ta có m A = m B .
Nhận xét: tổng khối lượng của các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sau phản ứng.
CH tr 23 LT1
Tính khối lượng của FeS tạo thành trong phản ứng của Fe và S, biết khối lượng của Fe và S đã tham gia phản ứng lần lượt là 7 gam và 4 gam.
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng cùa các chất tham gia phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Vậy khối lượng FeS tạo thành = khối lượng Fe phản ứng + khối lượng S phản ứng
= 7 + 4 = 11 gam.
CH tr 23 VD1
Trở lại thí nghiệm trong hoạt động mở đầu: Cân có còn giữ ở vị trí thăng bằng không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3.1 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cân không còn giữ ở trạng thái cân bằng. Do nến cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước làm cây nến ngắn dần so với ban đầu.
CH tr 23 VD2
Giải quyết tình huống:
a) Khi đốt cháy hoàn toàn một mẩu gỗ, ta thu được tro có khối lượng nhẹ hơn mẩu gỗ ban đầu. Theo em, sự thay đổi khối lượng này có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng không?
b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng trong tình huống trên.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã được học về định luật bảo toàn khối lượng
Lời giải chi tiết:
a) Sự thay đổi khối lượng này không có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng. Do sản phẩm thu được khi đốt cháy mẩu gỗ ngoài tro còn có carbon dioxide, hơi nước.
b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng:
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cân điện tử, bật lửa.
- Hoá chất: Bình chứa khí oxygen, 1 que đóm có độ dài ngắn hơn chiều cao của bình chứa khí oxygen.
Tiến hành:
- Bước 1: Đặt bình tam giác có chứa khí oxygen và que đóm trên đĩa cân điện tử. Ghi chỉ số khối lượng hiện lên mặt cân (kí hiệu là m A ).
- Bước 2: Đốt một đầu que đóm và cho nhanh vào bình chứa khí oxygen, sau đó đậy nút lại. Sau khi que đóm cháy hết hoặc dừng cháy, ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là m B ).
- Bước 3: So sánh m A và m B , rút ra kết luận.
CH tr 24 CH1
Dựa vào kiến thức đã học, cho biết tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố tham gia và tạo thành sản phẩm trong ví dụ bên cần phải tuân theo nguyên tắc như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về số lượng nguyên tử trong nguyên tố để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trong phản ứng hoá học, tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng luôn bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó trong các chất sản phẩm.
CH tr 24 CH2
Cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm trong các ô trống trên hình 3.3.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 3.3 để mô tả số lượng nguyên tử và phân tử.
Lời giải chi tiết:
CH tr 25 LT2
Lập phương trình hoá học của phản ứng magnesium (Mg) tác dụng với oxygen (O 2 ) tạo thành magnesium oxide (MgO).
Phương pháp giải:
Dựa vào các bước lập phương trình hóa học
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Mg + O 2 − − − → MgO.
Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm:
Mg + O 2 − − − → MgO
Số nguyên tử: 1 2 1 1
Bước 3 + 4: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố, viết phương trình hoá học:
2Mg + O 2 → 2MgO.
CH tr 25 LT3
Lập phương trình hoá học của phản ứng khi cho dung dịch sodium carbonate (Na 2 CO 3 ) tác dụng với dung dịch calcium hydroxide (Ca(OH) 2 ) tạo thành calcium carbonate (CaCO 3 ) không tan (kết tủa) và sodium hydroxide (NaOH).
Phương pháp giải:
Dựa vào các bước lập phương trình phản ứng hóa học
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
Ca(OH) 2 + Na 2 CO 3 ---> CaCO 3 ↓ + NaOH
Bước 2: So sánh Số nguyên tử/nhóm nguyên tử của mỗi nguyên tố/ chất trước và sau phản ứng
Ca(OH) 2 + Na 2 CO 3 ---> CaCO 3 ↓ + NaOH
Số nguyên tử/nhóm nguyên tử 1 2 2 1 1 1 1 1
Bước 3: Cân bằng Số nguyên tử/nhóm nguyên tử
Thêm hệ số 2 vào trước phân tử NaOH
Ca(OH) 2 + Na 2 CO 3 ---> CaCO 3 ↓ + 2NaOH
Số nguyên tử/nhóm nguyên tử 1 2 2 1 1 1 2 2
Bước 4: Kiểm tra và viết PTHH
PTHH: Ca(OH) 2 + Na 2 CO 3 → CaCO 3 ↓ + 2NaOH
CH tr 26 LT4
Xét phương trình hoá học của phản ứng sau: 4Al + 3O 2 → 2Al 2 O 3
a) Cho biết số nguyên tử, số phân tử của các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.
b) Cho biết tỉ lệ hệ số của các chất trong phương trình hoá học.
Phương pháp giải:
Dựa vào phương trình hóa học và hệ số cân bằng của phản ứng hóa học để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a) Số nguyên tử Al : Số phân tử O 2 : Số phân tử Al 2 O 3 = 4 : 3 : 2.
b) Tỉ lệ hệ số của các chất trong phương trình hoá học = 4 : 3 : 2.
CH tr 26 VD3
Trong dạ dày người có một lượng hydrochloric acid (HCl) tương đối ổn định, có tác dụng trong tiêu hoá thức ăn. Nếu lượng acid này tăng lên quá mức cần thiết có thể gây ra đau dạ dày. Thuốc muối có thành phần chính là sodium hydrogencarbonate (NaHCO 3 ) giúp giảm bớt lượng acid dư thừa trong dạ dày theo phương trình hoá học:
NaHCO 3 + HCl → NaCl + H 2 O + CO 2 ↑
Tìm hiểu và cho biết các thực phẩm có thể gây tăng lượng acid có trong dạ dày.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của em về thực phẩm ngoài đời sống để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Một số thực phẩm có thể gây tăng lượng acid có trong dạ dày
- Đồ ăn chua: Quả chua như chanh, quất … và đồ ăn lên men như dưa muối, cà muối … là những thực phẩm có lượng acid cao, khi xuống đến dạ dày có thể làm tăng lượng acid có trong dạ dày.
- Nước uống có gas: Các loại nước uống có gas phổ biến như Pepsi và Coca – cola có giá trị pH khoảng 2,5 – 3,5, do đó chúng cũng làm tăng lượng acid có trong dạ dày.
- Đồ ăn giàu chất béo: Chất béo tồn tại lâu hơn trong dạ dày và khiến tăng tiết acid dạ dày liên tục trong suốt quá trình co bóp để tiêu hóa.
- Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng cũng được liệt vào danh sách những thực phẩm người bị đau dạ dày không nên ăn. Gia vị cay nóng có thể khiến cho dạ dày bị tổn thương, làm tình trạng dư thừa acid dạ dày càng trở nên trầm trọng.
Ngoài ra, bia, rượu và các đồ uống có cồn cũng góp phần làm tăng lượng acid có trong dạ dày.