Giải mục 1 trang 62, 63 SGK Toán 8 - Cùng khám phá
Giải thích vì sao trong Hình 6.76, ΔA′B′C′ đồng dạng với ΔABC?
Hoạt động 1
Giải thích vì sao trong Hình 6.76, ΔA′B′C′ đồng dạng với ΔABC?
Phương pháp giải:
Áp dụng trường hợp đồng dạng cạnh-góc-cạnh của tam giác để giải thích
Lời giải chi tiết:
Xét tam giác ABC và tam giác A′B′C′, có:
ˆA=^A′=90∘
ABA′B′=ACA′C′=12
=> ΔABC∽ΔA′B′C′
Hoạt động 2
Giải thích vì sao trong Hình 6.77, ΔA′B′C′ đồng dạng với ΔABC?
Phương pháp giải:
Áp dụng trường hợp đồng dạng góc-góc để giải thích
Lời giải chi tiết:
Xét tam giác ABC và tam giác A′B′C′, có:
ˆA=^A′=90∘ˆB=^B′(gt)
=> ΔABC∽ΔA′B′C′
Luyện tập 1
Chứng minh rằng trong Hình 6.79, ΔHMN đồng dạng với ΔHPM và ΔAPN.
Phương pháp giải:
Nếu một góc nhọn của tam giác vuông này bằng một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.
Lời giải chi tiết:
Xét hai tam giác vuông HMN và HPM, ta có:
HMHP=HNHM=12
ˆH chung
=> ΔHMN∽ΔHPM
Xét hai tam giác vuông HMN và APN, ta có:
ˆH=^NAP=90∘
^HMN=^APN (do ΔHMN∽ΔHPM)
=> ΔHMN∽ΔAPN (cạnh huyền-góc nhọn)
Vận dụng 1
Vào một thời điểm trong ngày, bóng của bạn An trên mặt đất là BC=1m, còn bóng cây A′B′ là B′C′=3,8m (Hình 6.80). Biết An cao 1,6m, hỏi cây cao bao nhiêu mét? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.
Phương pháp giải:
Nếu một góc nhọn của tam giác vuông này bằng một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.
Lời giải chi tiết:
Ta có: ΔABC∽ΔA′B′C′, nên suy ra tỉ số đồng dạng:
ABA′B′=BCB′C′⇔1,6A′B′=13,8⇒A′B′=6,08
Vậy cây cao 6,08 m.