Giải mục 2 trang 9, 10, 11 SGK Toán 12 tập 1 - Cánh diều
Điểm cực trị, giá trị cực trị của hàm số
HĐ3
Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 9 SGK Toán 12 Cánh diều
Dựa vào đồ thị hàm số y=f(x)=−x3−3x2+3 ở Hình 3, hãy so sánh:
a) f(−2) với mỗi giá trị f(x), ở đó x∈(−3;−1) và x≠−2.
b) f(0)với mỗi giá trị f(x), ở đó x∈(−1;1) và x≠0.
Phương pháp giải:
Dựa vào đồ thị hàm số
Lời giải chi tiết:
a) Nhận xét: Ta thấy rằng f(x)>f(−2) với mọi x∈(−3;−1) và x≠−2.
b) Tương tự: Ta thấy rằng f(x)<f(0) với mọi x∈(−1;1) và x≠0.
HĐ4
Trả lời câu hỏi Hoạt động 4 trang 10 SGK Toán 12 Cánh diều
Quan sát bảng biến thiên dưới đây và cho biết:
a) xo có là điểm cực đại của hàm số f(x) hay không.
b) x1 có là điểm cực tiểu của hàm số h(x) hay không.
Phương pháp giải:
Dựa vào Bảng biến thiên và định nghĩa điểm cực tiểu của hàm số
Lời giải chi tiết:
a) xo có là điểm cực đại của hàm số f(x) .
b) x1 có là điểm cực tiểu của hàm số h(x).
LT5
Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 11 SGK Toán 12 Cánh diều
Tìm điểm cực trị của mỗi hàm số sau:
a) y=x4−32x+1.
b) y=3x+5x−1.
Phương pháp giải:
B1: Tìm tập xác định của hàm số.
B2: Tính đạo hàm. Tìm các điểm mà tại đó đạo hàm bằng không hoặc không tồn tại.
B3: Lập bảng biến thiên.
B4: Dựa vào bảng biến thiên để kết luận.
Lời giải chi tiết:
a) Tập xác định: D=R.
Ta có: y′=4x3−32.
Xét y′=0⇔x=2.
Ta có bảng biến thiên sau:
Vậy hàm số đạt cực tiểu tại điểm x=2.
b) Tập xác định: D=R∖{1}.
Ta có: y′=−8(x−1)2.
Nhận xét y′<0∀x∈D
Ta có bảng biến thiên sau:
Vậy hàm số không có điểm cực trị.