Giải mục 3 trang 13, 14 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Cho phương trình bậc hai ({x^2} - 4x + 3 = 0). a) Thay mỗi dấu ? bằng số thích hợp để viết lại phương trình đã cho thành: ({x^2} - 4x + 4 = ?) hay ({left( {x - 2} right)^2} = ?) (*) b) Giải phương trình (*), từ đó tìm nghiệm của phương trình đã cho.
HĐ3
Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 13 S GK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Cho phương trình bậc hai x2−4x+3=0.
a) Thay mỗi dấu ? bằng số thích hợp để viết lại phương trình đã cho thành:
x2−4x+4=? hay (x−2)2=? (*)
b) Giải phương trình (*), từ đó tìm nghiệm của phương trình đã cho.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ dữ liệu đề bài để giải phương trình.
Lời giải chi tiết:
a) x2−4x+4=1 hay (x−2)2=1
b) Giải phương trình (*), ta được:
(x−2)2=1
x−2=1 hoặc x−2=−1
x=3 hoặc x=1
Vậy phương trình (*) có hai nghiệm là x = 3 và x = 1.
TH3
Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 14 S GK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Giải các phương trình:
a) 7x2−3x+2=0
b) 3x2−2√3x+1=0
c) −2x2+5x+2=0
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức nghiệm của phương trình bậc hai:
Cho phương trình ax2+bx+c=0(a≠0) và biệt thức Δ=b2−4ac.
+ Nếu Δ> 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
x1=−b+√Δ2a,x2=−b−√Δ2a;
+ Nếu Δ = 0 thì phương trình có nghiệm kép x1=x2=−b2a;
+ Nếu Δ < 0 thì phương trình vô nghiệm.
Lời giải chi tiết:
a) 7x2−3x+2=0
Ta có a = 7, b = -3, c = 2
Δ=(−3)2−4.7.2= - 47 < 0.
Vậy phương trình vô nghiệm.
b) 3x2−2√3x+1=0
Ta có a = 3, b = −2√3, c = 1
Δ=(−2√3)2−4.3.1 = 0
Vậy phương trình có nghiệm kép x1=x2=√33
c) −2x2+5x+2=0
Ta có a = -2, b = 5, c = 2
Δ=52−4.(−2).2 = 41 > 0
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:
x1=−5+√41−4=5−√414;x2=−5−√41−4=5+√414
TH4
Trả lời câu hỏi Thực hành 4 trang 14 S GK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Dùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình sau:
a) 5x2−12x+4=0
b) 5x2−2√5x+1=0
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai:
Cho phương trình ax2+bx+c=0(a≠0), khi b = 2b’ và biệt thức Δ=b2−4ac=(2b′)2−4ac=4(b′2−ac).
Đặt Δ′=b′2−ac, ta được Δ=4Δ′
+ Nếu Δ’> 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
x1=−b′+√Δ′a,x2=−b′−√Δ′a;
+ Nếu Δ’ = 0 thì phương trình có nghiệm kép x1=x2=−b′a;
+ Nếu Δ’ < 0 thì phương trình vô nghiệm.
Lời giải chi tiết:
a) 5x2−12x+4=0
Ta có a = 5, b’ = - 6, c = 4
Δ′=(−6)2−5.4=16>0
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là x1=6+√165=2,x2=6−√165=25
b) 5x2−2√5x+1=0
Ta có a = 5, b’ = −√5 , c = 1
Δ′=(−√5)2−5.1=0
Vậy phương trình có nghiệm kép x1=x2=√55.
VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 14 S GK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi trong Hoạt động khởi động (trang 11):
Sau khi được ném theo chiều từ dưới lên, độ cao h(m) của một quả bóng theo thời gian t (giây), được xác định bởi công thức h = 2 + 9t – 5t 2 . Thời gian từ lúc ném cho đến khi bóng chạm đất là bao lâu?
Phương pháp giải:
Khi bóng chạm đất thì chiều cao h = 0 nên ta có phương trình:
2 + 9t – 5t 2 = 0
Dựa vào công thức nghiệm của phương trình bậc hai để tìm t:
Cho phương trình ax2+bx+c=0(a≠0) và biệt thức Δ=b2−4ac.
+ Nếu Δ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
x1=−b+√Δ2a,x2=−b−√Δ2a;
+ Nếu Δ = 0 thì phương trình có nghiệm kép x1=x2=−b2a;
+ Nếu Δ < 0 thì phương trình vô nghiệm.
+ Nếu Δ’ = 0 thì phương trình có nghiệm kép x1=x2=−b′a;
+ Nếu Δ’ < 0 thì phương trình vô nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Khi bóng chạm đất thì chiều cao h = 0 nên ta có phương trình: 2 + 9t – 5t 2 = 0
Giải phương trình 2 + 9t – 5t 2 = 0, (t > 0) ta có: a = -5, b = 9, c = 2.
Δ=92−4.(−5).2=121>0
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:
t1=−9+√1212.(−5)=−15(L);t2=−9−√1212.(−5)=2(TM)
Vậy thời gian từ lúc ném cho đến khi bóng chạm đất là 2 giây.