Giải mục 3 trang 70, 71 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Cho hình thang
HĐ 3
Cho hình thang ABCD có hai đáy là AB , CD và có hai đường chéo bằng nhau (Hình 10). Vẽ đường thẳng đi qua C , song song với BD và cắt AB tại E .
a) Tam giác CAE là tam giác gì? Vì sao?
b) So sánh tam giác ABD và tam giác BAC
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của hình thang cân chứng minh ΔCAE cân; ΔABD=ΔBAC
Lời giải chi tiết:
a) Vì ABCD là hình thang cân (gt)
⇒AC=BD và AB//CD
Xét ΔBCD và ΔCBE ta có:
^DCB=^CBE (do AB // CD )
BC chung
^CBD=^BCE (do CE // BD )
Suy ra ΔBCD=ΔCBE (g-c-g)
Suy ra BD=CE (hai cạnh tương ứng)
Mà AC=BD (cmt)
Suy ra AC=EC
Suy ra ΔCAE cân tại C
b) Xét ΔABD và ΔBAC ta có:
DA=BC (do ABCD là hình thang cân)
^DAB=^CBA (Do ABCD là hình thang cân)
AB chung
Suy ra ΔABD=ΔBAC (c-g-c)
TH 3
Sử dụng thước đo góc và thước đo độ dài để tìm hình thang cân trong các tứ giác ở Hình 12.
Phương pháp giải:
Sử dụng thước đo góc và đo độ dài và dấu hiệu nhận biết để tìm hình thang cân
Lời giải chi tiết:
Sau khi đo độ dài các cạnh và các góc, ta thấy ABCD , EFGH là các hình thang cân.
VD 4
Mặt cắt của một li giấy đựng bỏng ngô có dạng hình thang cân MNPQ (Hình 13) với hai đáy MN=6cm , PQ=10 cm và độ dài hai đường chéo MN=NQ=8√2 cm. Tính độ dài đường chéo và cạnh bên của hình thang
Phương pháp giải:
Chứng minh QH=KP
Tính độ dài các đoạn thẳng HK , QH , KP
Áp dụng định lý Pythagore tính độ dài MH , MQ
Lời giải chi tiết:
a) Xét ΔMHQ và ΔNKP ta có:
^MHQ=^NKP=90∘
MQ=NP (do MNPQ là hình thang cân)
^MQP=^NPQ (do MNPQ là hình thang cân)
Suy ra: ΔMHQ=ΔNKP (ch – gn)
Suy ra: HQ=KP (hai cạnh tương ứng)
Suy ra HQ=KP=PQ−HK2=10−62=2 (cm)
HP=8 cm
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác vuông MHP ta có:
MH2=MP2−HP2=(8√2)2−82=128−64=64
MH=8 (cm)
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác vuông MHQ ta có:
MQ2=MH2+QH2=82+22=68
MQ=√68 (cm)