Giải mục 3 trang 61 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Tính các độ dài (PN) và (BC) trong Hình 9.
TH 3
Tính các độ dài PN và BC trong Hình 9.
Phương pháp giải:
a. Sử dụng định lý Pythagore tính độ dài đoạn thẳng OP, PN.
b. Kẻ đường cao CH, sử dụng định lý Pythagore tính độ dài đoạn thẳng BC.
Lời giải chi tiết:
a) Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác vuông OMP ta có:
OP2+MP2=OM2
OP2+72=252
OP2+49=625
OP2=625−49=576=242
OP=24 (cm)
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác vuông OPN ta có:
PN2+OP2=ON2
PN2+242=302
PN2=302−242=324=182
PN=18 (cm)
b) Kẻ đường cao CH như trong hình vẽ
Ta có: CH=AD=4 cm; AH=CD=7 cm
BH=AB−AH=10−7=3 (cm)
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác vuông BCH ta có:
BC2=CH2+BH2
BC2=42+32=16+9=25=52
BC=5 (cm)
VD 3
Tính chiều dài cần cẩu AB trong Hình 10.
Phương pháp giải:
Tính độ dài AC
Sử dụng định lý Pythagore tính chiều dài cần cẩu
Lời giải chi tiết:
AC=AD−CD=5−2=3 (m)
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác vuông ABC ta có:
AB2=AC2+BC2
AB2=32+42=9+16=25=52
AB=5 (m)
Vậy chiều dài cần cẩu AB là 5m