Giải mục 4 trang 91, 92 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 11, giải toán lớp 11 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 32. Các quy tắc tính đạo hàm Toán 11 Kết nối tri thức


Giải mục 4 trang 91, 92 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức

a) Với (h ne 0,) biến đổi hiệu (sin left( {x + h} right) - sin x) thành tích

HĐ 5

a) Với \(h \ne 0,\) biến đổi hiệu \(\sin \left( {x + h} \right) - \sin x\) thành tích.

b) Sử dụng công thức giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{\sin h}}{h} = 1\) và kết quả của câu a, tính đạo hàm của hàm số y = sin x tại điểm x bằng định nghĩa.

Phương pháp giải:

- Công thức lượng giác \(\sin a - \sin b = 2\cos \frac{{a + b}}{2}.\sin \frac{{a - b}}{2}\)

- \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) nếu tồn tại giới hạn hữu hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\)

Lời giải chi tiết:

a) \(\sin \left( {x + h} \right) - \sin x = 2\cos \frac{{2x + h}}{2}.\sin \frac{h}{2}\)

b) Với \({x_0}\) bất kì, ta có:

\(\begin{array}{l}f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{\sin x - \sin {x_0}}}{{x - {x_0}}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{2\cos \frac{{x + {x_0}}}{2}.\sin \frac{{x - {x_0}}}{2}}}{{x - {x_0}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{\sin \frac{{x - {x_0}}}{2}}}{{\frac{{x - {x_0}}}{2}}}.\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \cos \frac{{x + {x_0}}}{2} = \cos {x_0}\end{array}\)

Vậy hàm số y = sin x có đạo hàm là hàm số \(y' = \cos x\)

LT 3

Tính đạo hàm của hàm số \(y = \sin \left( {\frac{\pi }{3} - 3x} \right).\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(\left( {\sin u} \right)' = u'.\cos u\)

Lời giải chi tiết:

\(y' = {\left( {\frac{\pi }{3} - 3x} \right)^,}\cos \left( {\frac{\pi }{3} - 3x} \right) =  - 3\cos \left( {\frac{\pi }{3} - 3x} \right)\)

HĐ 6

Bằng cách viết \(y = \cos x = \sin \left( {\frac{\pi }{2} - x} \right),\) tính đạo hàm của hàm số \(y = \cos x.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(\left( {\sin u} \right)' = u'.\cos u\)

Lời giải chi tiết:

\(y' = \left( {\cos x} \right)' = {\left( {\frac{\pi }{2} - x} \right)^,}\cos \left( {\frac{\pi }{2} - x} \right) =  - \cos \left( {\frac{\pi }{2} - x} \right) =  - \sin x\)

LT 4

Tính đạo hàm của hàm số \(y = 2\cos \left( {\frac{\pi }{4} - 2x} \right).\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(\left( {\cos u} \right)' =  - u'.\sin u\)

Lời giải chi tiết:

\(y' =  - 2{\left( {\frac{\pi }{4} - 2x} \right)^,}\sin \left( {\frac{\pi }{4} - 2x} \right) = 4\sin \left( {\frac{\pi }{4} - 2x} \right)\)

HĐ 7

a) Bằng cách viết \(y = \tan x = \frac{{\sin x}}{{\cos x}}\,\,\,\left( {x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right),\) tính đạo hàm của hàm số \(y = \tan x.\)

b) Sử dụng đẳng thức \(\cot x = \tan \left( {\frac{\pi }{2} - x} \right)\) với \(x \ne k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right),\) tính đạo hàm của hàm số \(y = \cot x.\)

Phương pháp giải:

- Sử dụng công thức \(\left( {\sin x} \right)' = \cos x,\left( {\cos x} \right)' =  - \sin x\)

- Sử dụng quy tắc \({\left( {\frac{u}{v}} \right)^,} = \frac{{u'v - uv'}}{{{v^2}}}\)

Lời giải chi tiết:

a) \(y' = \left( {\tan x} \right)' = {\left( {\frac{{\sin x}}{{\cos x}}} \right)^,} = \frac{{\left( {\sin x} \right)'.\cos x - \sin x.\left( {\cos x} \right)'}}{{{{\cos }^2}x}} = \frac{{{{\cos }^2}x + {{\sin }^2}x}}{{{{\cos }^2}x}} = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}\)

b) \(\left( {\cot x} \right)' = {\left[ {\tan \left( {\frac{\pi }{2} - x} \right)} \right]^,} = \frac{{ - 1}}{{{{\cos }^2}\left( {\frac{\pi }{2} - x} \right)}} =  - \frac{1}{{{{\sin }^2}x}}\) (dựa vào ý a)

LT 5

Tính đạo hàm của hàm số \(y = 2{\tan ^2}x + 3\cot \left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right).\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(\begin{array}{l}\left( {\tan x} \right)' = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}};\\\left( {\cot u} \right)' =  - \frac{{u'}}{{{{\sin }^2}u}}\end{array}\)

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}y' = 2\left( {{{\tan }^2}x} \right)' + 3\left[ {\cot \left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right)} \right]' = 2.2\tan x.\left( {\tan x} \right)' + 3.\frac{{ - \left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right)'}}{{{{\sin }^2}\left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right)}}\\ = 4\tan x.\frac{1}{{{{\cos }^2}x}} + \frac{6}{{{{\sin }^2}\left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right)}}\end{array}\)

VD 1

Một vật chuyển động có phương trình \(s\left( t \right) = 4\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{8}} \right)\left( m \right),\) với t là thời gian tính bằng giây. Tính vận tốc của vật khi t = 5 giây (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).

Phương pháp giải:

- Ý nghĩa vật lí: \(v = s'\)

- Công thức \(\left( {\cos u} \right)' =  - u'.\sin u\)

Lời giải chi tiết:

Ta có

\(v\left( t \right) = s'\left( t \right) = 4\left[ {\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{8}} \right)} \right]' =  - 4\left( {2\pi t - \frac{\pi }{8}} \right)'.\sin \left( {2\pi t - \frac{\pi }{8}} \right) =  - 8\pi \sin \left( {2\pi t - \frac{\pi }{8}} \right)\)

Vậy vận tốc của vật khi t = 5 giây là

\(v\left( 5 \right) =  - 8\pi \sin \left( {10\pi  - \frac{\pi }{8}} \right) \approx 9,6\)(m/s)


Cùng chủ đề:

Giải mục 4 trang 36 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 4 trang 47, 48 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 4 trang 66 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 4 trang 75, 76 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 4 trang 84, 85 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 4 trang 91, 92 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 4 trang 91, 92, 93 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 4 trang 108, 109 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 5 trang 28, 29 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 5 trang 37 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 5 trang 49, 50 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức