Giải mục 5 trang 92, 93, 94 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 11, giải toán lớp 11 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 32. Các quy tắc tính đạo hàm Toán 11 Kết nối tri thức


Giải mục 5 trang 92, 93, 94 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức

a) Sử dụng phép đổi biến (t = frac{1}{x},) tìm giới hạn (mathop {lim }limits_{x to 0} {left( {1 + x} right)^{frac{1}{x}}}.)

HĐ 8

a) Sử dụng phép đổi biến \(t = \frac{1}{x},\) tìm giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {\left( {1 + x} \right)^{\frac{1}{x}}}.\)

b) Với \(y = {\left( {1 + x} \right)^{\frac{1}{x}}},\) tính ln y và tìm giới hạn của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \ln y.\)

c) Đặt \(t = {e^x} - 1.\) Tính x theo t và tìm giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{e^x} - 1}}{x}.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(e = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\left( {1 + \frac{1}{x}} \right)^x}\)

Lời giải chi tiết:

a) Ta có \(t = \frac{1}{x},\) nên khi x tiến đến 0 thì t tiến đến dương vô cùng do đó

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {\left( {1 + x} \right)^{\frac{1}{x}}} = \mathop {\lim }\limits_{t \to  + \infty } {\left( {1 + \frac{1}{t}} \right)^t} = e\)

b) \(\ln y = \ln {\left( {1 + x} \right)^{\frac{1}{x}}} = \frac{1}{x}\ln \left( {1 + x} \right)\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \ln y = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\ln \left( {1 + x} \right)}}{x} = 1\)

c) \(t = {e^x} - 1 \Leftrightarrow {e^x} = t + 1 \Leftrightarrow x = \ln \left( {t + 1} \right)\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{e^x} - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{t \to 0} \frac{t}{{\ln \left( {t + 1} \right)}} = 1\)

HĐ 9

a) Sử dụng giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{{e^h} - 1}}{h} = 1\) và đẳng thức \({e^{x + h}} - {e^x} = {e^x}\left( {{e^h} - 1} \right),\) tính đạo hàm của hàm số \(y = {e^x}\) tại x bằng định nghĩa.

b) Sử dụng đẳng thức \({a^x} = {e^{x\ln a}}\,\,\left( {0 < a \ne 1} \right),\) hãy tính đạo hàm của hàm số \(y = {a^x}.\)

Phương pháp giải:

- \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) nếu tồn tại giới hạn hữu hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\)

- \(\mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{{e^h} - 1}}{h} = 1\)

Lời giải chi tiết:

a) Với x bất kì và \(h = x - {x_0}\), ta có:

\(\begin{array}{l}f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{f\left( {{x_0} + h} \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{h} = \mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{{e^{{x_0} + h}} - {e^{{x_0}}}}}{h}\\ = \mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{{e^{{x_o}}}\left( {{e^h} - 1} \right)}}{h} = \mathop {\lim }\limits_{h \to 0} {e^{{x_0}}}.\mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{{e^h} - 1}}{h} = {e^{{x_0}}}\end{array}\)

Vậy hàm số \(y = {e^x}\) có đạo hàm là hàm số \(y' = {e^x}\)

b) Ta có \({a^x} = {e^{x\ln a}}\,\)nên \(\left( {{a^x}} \right)' = \left( {{e^{x\ln a}}} \right)' = \left( {x\ln a} \right)'.{e^{x\ln a}} = {e^{x\ln a}}\ln a = {a^x}\ln a\)

LT 6

Tính đạo hàm của các hàm số sau:

a) \(y = {e^{{x^2} - x}};\)

b) \(y = {3^{\sin x}}.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(\left( {{e^u}} \right)' = {e^u}.u';\left( {{a^u}} \right)' = {a^u}.u'.\ln a\)

Lời giải chi tiết:

a) \(y' = {e^{{x^2} - x}}.\left( {{x^2} - x} \right)' = \left( {2x - 1} \right){e^{{x^2} - x}}\)

b) \(y' = {3^{\sin x}}.\left( {\sin x} \right)'.\ln 3 = {3^{\sin x}}.\cos x.\ln 3\)

HĐ 10

a) Sử dụng giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{t \to 0} \frac{{\ln \left( {1 + t} \right)}}{t} = 1\) và đẳng thức \(\ln \left( {x + h} \right) - \ln x = \ln \left( {\frac{{x + h}}{x}} \right) = \ln \left( {1 + \frac{h}{x}} \right),\) tính đạo hàm của hàm số \(y = \ln x\) tại điểm x > 0 bằng định nghĩa.

b) Sử dụng đẳng thức \({\log _a}x = \frac{{\ln x}}{{\ln a}}\,\,\left( {0 < a \ne 1} \right),\) hãy tính đạo hàm của hàm số \(y = {\log _a}x.\)

Phương pháp giải:

- \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) nếu tồn tại giới hạn hữu hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\)

- \(\mathop {\lim }\limits_{t \to 0} \frac{{\ln \left( {1 + t} \right)}}{t} = 1\)

Lời giải chi tiết:

a) Với x > 0 bất kì và \(h = x - {x_0}\) ta có

\(\begin{array}{l}f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{f\left( {{x_0} + h} \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{h} = \mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{\ln \left( {{x_0} + h} \right) - \ln {x_0}}}{h}\\ = \mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{\ln \left( {1 + \frac{h}{{{x_0}}}} \right)}}{{\frac{h}{{{x_0}}}.{x_0}}} = \mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{1}{{{x_0}}}.\mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{\ln \left( {1 + \frac{h}{{{x_0}}}} \right)}}{{\frac{h}{{{x_0}}}}} = \frac{1}{{{x_0}}}\end{array}\)

Vậy hàm số \(y = \ln x\) có đạo hàm là hàm số \(y' = \frac{1}{x}\)

b) Ta có \({\log _a}x = \frac{{\ln x}}{{\ln a}}\) nên \(\left( {{{\log }_a}x} \right)' = \left( {\frac{{\ln x}}{{\ln a}}} \right)' = \frac{1}{{x\ln a}}\)

LT 7

Tính đạo hàm của hàm số \(y = {\log _2}\left( {2x - 1} \right).\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(\left( {{{\log }_a}u} \right)' = \frac{{u'}}{{u\ln a}}\)

Lời giải chi tiết:

Vì \(2x - 1 > 0 \Leftrightarrow x > \frac{1}{2}\) nên hàm số xác định trên \(\left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\)

Ta có \(y' = \frac{{\left( {2x - 1} \right)'}}{{\left( {2x - 1} \right)\ln 2}} = \frac{2}{{\left( {2x - 1} \right)\ln 2}}\)

VD 2

Ta đã biết, độ pH của một dung dịch được xác định bởi \(pH =  - \log \left[ {{H^ + }} \right],\) ở đó \(\left[ {{H^ + }} \right]\) là nồng độ (mol/l) của hydrogen. Tính tốc độ thay đổi của pH với nồng độ \(\left[ {{H^ + }} \right]\).

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(\left( {{{\log }_a}x} \right)' = \frac{1}{{x\ln a}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có \(pH =  - \log \left[ {{H^ + }} \right]\) nên \(\left( {pH} \right)' = \left( { - \log \left[ {{H^ + }} \right]} \right)' = \frac{{ - 1}}{{\left[ {{H^ + }} \right]\ln 10}}\)

Vậy tốc độ thay đổi của pH với nồng độ \(\left[ {{H^ + }} \right]\) là \(\frac{{ - 1}}{{\left[ {{H^ + }} \right]\ln 10}}\)


Cùng chủ đề:

Giải mục 4 trang 91, 92, 93 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 4 trang 108, 109 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 5 trang 28, 29 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 5 trang 37 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 5 trang 49, 50 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 5 trang 92, 93, 94 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 6 trang 29, 30 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 6 trang 38 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 6 trang 51, 52 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải toán 11 Hoạt động trải nghiệm trang 99, 100, 101 Kết nối tri thức
Giải toán 11 bài 1 trang 5, 6, 7 Kết nối tri thức