Giải mục III trang 36 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
a) So sánh f(-2),f(-1). Nêu nhận xét về sự biến thiên của giá trị hàm số khi giá trị biến x tăng dần từ -2 đến -1. b) So sánh f(1), f(2). Nêu nhận xét về sự biến thiên của giá trị hàm số khị giá trị biến x tăng dần từ 1 đến 2.
Hoạt động 5
Cho hàm số f(x)=x+1.
a) So sánh f(1) và f(2).
b) Chứng minh rằng nếu x1,x2∈R sao cho x1<x2 thì f(x1)<f(x2).
Phương pháp giải:
a) Tính f(1) và f(2) và so sánh .
b) Thay x1,x2 vào f(x)=x+1 tìm f(x1),f(x2) rồi chứng minh f(x1)<f(x2).
Lời giải chi tiết:
a) Ta có:
f(1)=1+1=2
f(2)=2+1=3
⇒f(2)>f(1)
b) Ta có:
f(x1)=x1+1;f(x2)=x2+1
f(x1)−f(x2)=(x1+1)−(x2+1)=x1−x2<0
Vậy x1<x2⇒f(x1)<f(x2).
Luyện tập – vận dụng 6
Chứng tỏ hàm số y=6x2 nghịch biến trên khoảng (−∞;0).
Phương pháp giải:
Xét hai số bất kì x1,x2∈(−∞;0) sao cho x1<x2. Chứng minh f(x1)>f(x2).
Lời giải chi tiết:
Xét hai số bất kì x1,x2∈(−∞;0) sao cho x1<x2.
Ta có: f(x1)=6x21;f(x2)=6x22
f(x1)−f(x2)=6x21−6x22=6(x1−x2)(x1+x2)
x1<x2⇒x1−x2<0
x1<0;x2<0⇒x1+x2<0
⇒f(x1)−f(x2)>0
Vậy hàm số đồng biến trên (−∞;0).
Hoạt động 6
Cho đồ thị hàm số y=f(x)=x2 như Hình 6 .
a) So sánh f(−2),f(−1). Nêu nhận xét về sự biến thiên của giá trị hàm số khi giá trị biến x tăng dần từ -2 đến -1.
b) So sánh f(1),f(2). Nêu nhận xét về sự biến thiên của giá trị hàm số khị giá trị biến x tăng dần từ 1 đến 2.
Phương pháp giải:
a)
- Tính f(−2),f(−1)
- Lấy x1,x2∈(−2;−1) sao cho x1<x2. Chứng minh f(x1)>f(x2)
b)
- Tính f(1),f(2)
- Lấy x1,x2∈(1;2) sao cho x1<x2. Chứng minh f(x1)>f(x2)
Lời giải chi tiết:
a)
f(−2)=(−2)2=4;f(−1)=(−1)2=1
⇒f(−2)>f(−1)
Lấy x1,x2∈(−2;−1) sao cho x1<x2.
⇒x1−x2<0
x1,x2<0⇒x1+x2<0
Ta có:
f(x1)=x21;f(x2)=x22f(x1)−f(x2)=x21−x22=(x1−x2).(x1+x2)>0⇒f(x1)>f(x2)
=> Hàm số nghịch biến trên (-2;-1)
Vậy hàm số giảm khi x tăng từ -2 đến -1
b)
f(1)=1;f(2)=22=4⇒f(1)<f(2)
Lấy x1,x2∈(1;2) sao cho x1<x2.
⇒x1−x2<0
x1,x2>0⇒x1+x2>0
Ta có:
f(x1)=x21;f(x2)=x22f(x1)−f(x2)=x21−x22=(x1−x2).(x1+x2)<0⇒f(x1)<f(x2)
=> Hàm số đồng biến trên (1;2)
Vậy hàm số tăng khi x tăng từ 1 đến 2.