Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 3: Oxygen và không khí — Không quảng cáo

Sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 - Chân trời sáng tạo


Bài 9.1 trang 27 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không

Bài 9.2 trang 27 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Ngửi mùi của 2 khí đó. C. Oxygen duy trì sự sống và sự chảy. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon đioxide.

Bài 9.3 trang 27 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Sự cháy và sự oxi hoá chậm có điểm chung là đều A. toả nhiệt và phát sáng B. toả nhiệt và không phát sáng. C. xảy ra sự oxi hoá và có toả nhiệt. D. xảy ra sự oxi hoá và không phát sáng.

Bài 9.4 trang 27, 28 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chắn. Bạn An thắc mắc rằng: a) Bình bằng thép kia có phải chứa khí oxygen không? b) Nếu là oxygen thì tại sao trong không khí đã có oxygen rồi tại sao phải dùng thêm bình khí oxygen? Em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn An.

Bài 9.5 trang 28 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Chiều thứ 7, bạn Minh tiến hành một thí nghiệm tại nhà như sau: Bạn bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình thuỷ tỉnh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn rồi để vậy qua đêm. Sáng hôm sau thức đậy, bạn thấy con châu chấu ở bình 1 bị chết, con ở bình 2 vẫn còn sống và bạn thả nó ra. a) Theo em, không khí từ bên ngoài có thể vào được bình nào? b) Tại sao con châu chấu ở bình 1 chết còn ở bình 2 lại sống? c) Từ kết quả thí nghiệm ta có thể kết lu

Bài 9.6 trang 28 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dân của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. a) Chất nào đã duy trì sự cháy của các tờ giấy vụn? b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào? c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?

Bài 9.7 trang 28 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào? A. Nước. B. Từ khí carbon dioxide. C. Từ không khí. D. Từ thuốc tím (potassium permanganate).

Bài 9.8 trang 28 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đấy phù hợp nhất? A. Phun nước. B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào. D. Dùng chiếc chăn khô đắp vào.

Bài 9.9 trang 29 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí đó. Như vậy, mỗi người lớn trong một ngày đêm cần trung bình: a) Một thể tích không khí là bao nhiêu? b) Thể tích oxygen là bao nhiêu (giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí)?

Bài 9.10 trang 29 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m. a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó. b) Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100 ml khí oxygen. c) Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục? d) Em nên làm gì sau

Bài 10.1 trang 31 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A.Oxygen. B. Hydrogen. C.Nitrogen. D. Carbon dioxide

Bài 10.2 trang 31 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính? A. Oxygen. B. Hidrogen. C. Carbon dioxide. D. Nitrogen.

Bài 10.3 trang 31 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch? A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Chất bụi D. Nirogen.

Bài 10.4 trang 31 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Chất nào sau đây chiếm khoảng 0,03 % thể tích không khí? A.Nitrogen. B.Oxygen. C. Sulfur dixode. D. Carbon dioxide.

Bài 10.5 trang 31 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Người và động vật khi hô hấp hay quá trình đốt nhiên liệu đều lấy oxygen và nhả khí carbon dioxide ra môi trường không khí, a) Nhờ quá trình nào trong tự nhiên mà nguồn oxygen trong không khí được bù lại, không bị hết đi? b) Nếu chúng ta đốt quá nhiều nhiên liệu thì môi trường sống của người và động vật khác sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Bài 10.6 trang 31 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Với mục đích chứng mình sự có mặt của hơi nước, carbon dioxide và oxygen trong không khí bạn An đã làm các thí nghiệm như sau: Thí nghiệm 1: Bạn lấy một cốc nước đá bỏ trên mặt bàn khô. Thí nghiệm 2: Bạn lấy một cốc nước vôi trong để trên mặt bản. Thí nghiệm 3: Bạn lấy một cây nến đốt cháy rồi để trên bàn. Theo em, các thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định chất gi? Giải thích lí do lựa chọn.

Bài 10.7 trang 31 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm? A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí. B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí. C. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác. D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn.

Bài 10.8 trang 32 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Bón phân tươi cho cây trồng, D. Phun thuốc trừ sâu đề phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.

Bài 10.9 trang 32 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất? A. Sản xuất phần mềm tin học. B, Sản xuất nhiệt điện, C Du lịch. D. Giao thông vận tải.

bài 10.10 trang 32 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Phương tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho mới trường không khi? A. Máy bay. B.Ô tô C Tàu hoả D. Xe đạp.

Xem thêm

Cùng chủ đề:

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 1: Các phép đo
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 2: Các thể của chất
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 3: Oxygen và không khí
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - Thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 5: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 6: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống