Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 42. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể trang 110, 111 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức, SBT KHTN 9 - KNTT Chương 12. Di truyền nhiễm sắc thể


Bài 42. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể trang 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Bộ NST là gì? Thế nào là bộ NST lưỡng bội, bộ NST đơn bội

42.1

Bộ NST là gì? Thế nào là bộ NST lưỡng bội, bộ NST đơn bội

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm bộ NST

Lời giải chi tiết:

- Bộ NST là tập hợp các NST trong tế bào.

- Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST của tế bào sinh dưỡng, trong đó các NST tồn tại thành các cặp tương đồng.

- Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST trong giao tử, trong đó chỉ chứa một chiếc NST của mỗi cặp ở tế bào sinh dưỡng nên các NST không còn tồn tại thành các cặp tương đồng.

42.2

NST có những hình dạng nào? Trên các NST, tâm động có thể nằm ở vị trí nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình dạng của NST

Lời giải chi tiết:

- Hình dạng NST: hình que, hình chữ V, hình chữ X hoặc hình hạt,…

- Vị trí tâm động trên NST: Tâm động có thể nằm ở đầu mút NST (NST tâm mút), chính giữa NST (NST tâm cân) hoặc lệch về một phía trên NST (NST tâm lệch).

42.3

Tính chất đặc trưng cho loài của bộ NST được thể hiện ở những đặc tính nào? Tại sao nói trong tế bào, NST là cấu trúc mang gene?

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết bộ NST

Lời giải chi tiết:

- Tính đặc trưng cho loài của bộ NST ở ba đặc tính: số lượng, hình dạng và cấu trúc NST.

- NST được cấu tạo từ protein và DNA. Mà DNA là cấu trúc mang gene, vì vậy NST là cấu trúc mang gene.

42.4

NST có những hình dạng nào? Trên các NST, tâm động có thể nằm ở vị trí nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào các hình dạng của NST

Lời giải chi tiết:

- Hình dạng NST: hình que, hình chữ V, hình chữ X hoặc hình hạt,…

- Vị trí tâm động trên NST: Tâm động có thể nằm ở đầu mút NST (NST tâm mút), chính giữa NST (NST tâm cân) hoặc lệch về một phía trên NST (NST tâm lệch).

42.5

Hình nào dưới đây mô tả đúng bộ NST ở tế bào trứng bình thường của ruồi giấm

Phương pháp giải:

Quan sát hình dưới

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Tế bào trứng của ruồi giấm chứa bộ NST đơn bội, trong đó chỉ chứa một chiếc NST của mỗi cặp ở tế bào sinh dưỡng nên các NST không còn tồn tại thành các cặp tương đồng → Chọn C.

42.6

Ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội kí hiệu 2n = 8. Sau khi NST nhân đôi thì trong nhân tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm chứa bao nhiêu phân tử DNA?

A. 4.

B. 8.

C. 16.

D. 32.

Phương pháp giải:

NST nhân đôi thì bộ NST gấp đôi

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Mỗi NST đơn chứa 1 phân tử DNA, mỗi NST kép được hình thành sau nhân đôi chứa 2 phân tử DNA. Do đó, sau khi NST nhân đôi thì trong nhân tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm chứa 8 × 2 = 16 phân tử DNA.

42.7

Thành phần hóa học chủ yếu tham gia cấu trúc nên các NST là

A. DNA và RNA.

B. DNA và protein histone.

C. RNA và protein.

D. mRNA và tRNA.

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần hóa học của DNA

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Thành phần hóa học chủ yếu tham gia cấu trúc nên các NST là DNA và protein histone.

42.8

Ở ruồi giấm, xét ba cặp gene: Aa, Bb, Dd nằm trên ba cặp NST tương đồng. Sau khi NST nhân đôi bình thường thì kiểu gene nào sau đây thể hiện đúng kiểu gene của tế bào này?

A. AaBbDd.

B. aaAABBbbDdd.

C. ABD.

D. AAaaBBbbDDdd.

Phương pháp giải:

Dựa theo gen nằm trên NST.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Sau khi NST nhân đôi bình thường thì mỗi gene sẽ có thêm 1 bản sao. Do đó, tế bào có kiểu gene AaBbDd thì sau khi NST nhân đôi bình thường sẽ có kiểu gene là AAaaBBbbDDdd

42.9

Cho biết bộ NST 2n ở một số loài (cột A) và các thông tin về số lượng NST trong các tế bào (cột B). Hãy ghép thông tin ở cột A phù hợp với thông tin ở cột B.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin ở 2 cột

Lời giải chi tiết:

Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n, tế bào giao tử có bộ NST n → Thứ tự nối phù hợp là: 1b; 2d; 3g; 4h; 5c; 6l; 7e; 8i; 9a; 10k.

42.10

Trong phòng thí nghiệm sinh học có bốn tiêu bản cố định NST của các sinh vật: ruồi giấm, đậu hà lan, cà chua và người. Các tiêu bản này đã bị mất nhãn ghi tên loài trên đó. Em hãy nêu cách để có thể xác định tên loài tương ứng với các tiêu bản cố định NST.

Phương pháp giải:

Dựa vào bộ NST đặc trưng.

Lời giải chi tiết:

Cách để có thể xác định tên loài tương ứng với các tiêu bản cố định NST là:

- Lần lượt đưa từng tiêu bản quan sát dưới kính hiển vi, tiến hành đếm số lượng NST trong tế bào của mỗi tiêu bản.

- Đối chiếu số lượng bộ NST của mỗi tiêu bản với số lượng bộ NST của: ruồi giấm, đậu hà lan, cà chua, người có ở Bảng 42.1 trong SGK để xác định tên loài tương ứng với tứng tiêu bản.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 37. Các quy luật di truyền của Mendel trang 99, 100, 101 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 38. Nucleic acid và gene trang 102, 103 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 39. Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA trang 103, 104, 105 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 40. Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng trang 105, 106, 107 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 41. Đột biến gene trang 107, 108, 109 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 42. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể trang 110, 111 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 43. Nguyên phân và giảm phân trang 111, 112, 113 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 44. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính trang 114, 115 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 45. Di truyền liên kết trang 115, 116, 117 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 117, 118, 119 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 47. Di truyền học với con người trang 120, 121, 122 - Kết nối tri thức