Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 45. Di truyền liên kết trang 115, 116, 117 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức, SBT KHTN 9 - KNTT Chương 12. Di truyền nhiễm sắc thể


Bài 45. Di truyền liên kết trang 115, 116, 117 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Cho các từ/cụm từ sau: phân li độc lập; hạn chế; bền vững; một NST; tính trạng; liên kết; di truyền cùng nhau; tính trạng tốt, nhóm tính trạng.

45.1

Cho các từ/cụm từ sau: phân li độc lập; hạn chế; bền vững; một NST; tính trạng; liên kết; di truyền cùng nhau; tính trạng tốt, nhóm tính trạng.

Lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn để hoàn thành các thông tin dưới đây.

Di truyền ...(1)... là hiện tượng các gene quy định các ...(2)... cùng nằm trên ...(3)... có xu hướng ...(4)... trong quá trình giảm phân.

Các tính trạng do các gene trên một NST quy định luôn di truyền cùng nhau tạo thành ...(5)... di truyền liên kết. Trong chọn giống, có thể ứng dụng di truyền liên kết để chọn được những nhóm tính trạng luôn di truyền cùng nhau, phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.

Di truyền ...(6)... làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, tạo ra sự đa dạng cho sinh giới, còn di truyền liên kết ...(7)... biến dị tổ hợp, đảm bảo cho sự di truyền ...(8)... của nhóm tính trạng.

Phương pháp giải:

Dựa vào các cụm từ có sẵn

Lời giải chi tiết:

(1) liên kết; (2) tính trạng; (3) một NST; (4) di truyền cùng nhau; (5) nhóm tính trạng; (6) phân li độc lập; (7) hạn chế; (8) bền vững.

45.2

Morgan là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết ở

A. đậu hà lan.

B. ruồi giấm.

C. ong.

D. kiến.

Phương pháp giải:

Lý thuyết di truyền liên kết

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Morgan là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết ở ruồi giấm vào năm 1910.

45.3

Morgan đã dùng phép lai nào sau đây trong thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết?

A. Lai phân tích.

B. Lai trở lại (cho cơ thể lai F 1 lai trở lại với P).

C. Lai giữa các con lai F 1 với nhau.

D. Lai xa (cho lai giữa hai loài khác nhau).

Phương pháp giải:

Lý thuyết thí nghiệm của Morgan

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết, Morgan đã dùng phép lai phân tích.

45.4

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về di truyền liên kết?

A. Các cặp allele quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

B. Các cặp allele quy định các tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, phân li cùng nhau trong giảm phân và tổ hợp cùng nhau trong thụ tinh nên dẫn đến hiện tượng liên kết gene.

C. Di truyền liên kết làm hạn chế biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền những nhóm tính trạng luôn đi cùng với nhau.

D. Nhờ di truyền liên kết mà trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi cùng nhau.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết di truyền liên kết

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

A. Sai. Các cặp allele quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh là hiện tượng phân li độc lập. Còn di truyền liên kết là hiện tượng các gene quy định các tính trạng cùng nằm trên một NST có xu hướng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân.

45.5

Xét hai cặp gene nằm trên cùng một cặp NST có kiểu gene A B/ a b, các gene di truyền liên kết. Cơ thể mang kiểu gene trên giảm phân tạo bao nhiêu loại giao tử?

A. 2.

B. 4.

C. 8.

D. 1.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết di truyền liên kết

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Xét hai cặp gene nằm trên cùng một cặp NST có kiểu gene A B/ab , các gene di truyền liên kết thì sẽ cho ra 2 loại giao tử là AB ab

45.6

Một cơ thể có kiểu gene Aa B D/ b d , các gene nằm trên cùng một NST di truyền liên kết. Cơ thể mang kiểu gene trên giảm phân tạo bao nhiêu loại giao tử?

A. 2.

B. 4.

C. 8.

D. 16.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết di truyền liên kết

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Kiểu gene Aa giảm phân cho ra 2 loại giao tử là A và a.

Kiểu gene B D/ b d, các gene di truyền liên kết thì sẽ cho ra 2 loại giao tử là BD bd .

→ Cơ thể có kiểu gene A a B D b d , các gene nằm trên cùng một NST di truyền liên kết sẽ tạo ra tối đa 2 × 2 = 4 loại giao tử gồm: A BD , a bd , a BD , A bd .

45.7

Vì sao di truyền liên kết hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp

Phương pháp giải:

Vì các gene nằm trên 1 NST luôn di truyền cùng nhau

Lời giải chi tiết:

Di truyền liên kết hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp bởi vì các gene cùng nằm trên một NST có xu hướng chủ yếu là liên kết và phân li cùng nhau trong giảm phân hình thành giao tử.

45.8

Ở lúa, gene A quy định tính trạng thân cao, allele a quy định tính trạng thân thấp; gene B quy định tính trạng chín sớm, allele b quy định tính trạng chín muộn. Cho lúa thân cao, chín sớm giao phấn với lúa thân thấp, chín muộn. Thế hệ con xuất hiện hai loại kiểu hình với tỉ lệ 1 cây thân cao, chín sớm : 1 cây thân thấp, chín muộn.

a) Xác định quy luật di truyền chi phối sự di truyền của hai tính trạng trên.

b) Xác định kiểu gene của các cơ thể trong phép lai trên, viết sơ đồ lai.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết di truyền liên kết

Lời giải chi tiết:

a)

- Phép lai đã cho là phép lai phân tích P: A-B- × aabb.

- Xét tỉ lệ kiểu hình riêng ở thế hệ con:

+ Thân cao : thân thấp = 1 : 1 → P: Aa × aa.

+ Chín sớm : chín muộn = 1 : 1 → P: Bb × bb.

- Tích tổ hợp 2 tính trạng: (1 : 1) × (1 : 1) = 1 : 1 : 1 : 1.

→ Phép lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gene, nếu các gene phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình thu được là 1 : 1 : 1 : 1. Tuy nhiên, kết quả phép lai thu được là 1 : 1 nên tính trạng đang xét di truyền liên kết.

b)

- Do thế hệ con xuất hiện kiểu hình thân thấp, chín muộn có kiểu gene a b a b nên cây lúa thân cao, chín sớm (A-B-) cũng phải tạo được giao tử ab → Kiểu gene của cây thân cao, chín sớm đem lai là A B a b .

- Cây thân thấp, chín muộn có kiểu gene là a b a b .

- Sơ đồ phép lai:

P: A B/ a b (thân cao, chín sớm) x a b/ a b (thân thấp, chín muộn)

G P : 1 2 AB : 1 2 ab

F 1 : TLKG: 1 A B a b : 1 a b a b

TLKH: 1 thân cao, chín sớm : 1 thân thấp, chín muộn.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 40. Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng trang 105, 106, 107 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 41. Đột biến gene trang 107, 108, 109 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 42. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể trang 110, 111 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 43. Nguyên phân và giảm phân trang 111, 112, 113 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 44. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính trang 114, 115 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 45. Di truyền liên kết trang 115, 116, 117 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 117, 118, 119 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 47. Di truyền học với con người trang 120, 121, 122 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 122, 123, 124 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 49. Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 125, 126, 127 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 50. Cơ chế tiến hoá trang 128, 129, 130 - Kết nối tri thức