Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 117, 118, 119 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức, SBT KHTN 9 - KNTT Chương 12. Di truyền nhiễm sắc thể


Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 117, 118, 119 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Tại sao nói, đột biến cấu trúc NST gây hại cho cơ thể mang đột biến (thể đột biến)? Lấy ví dụ.

46.1

Tại sao nói, đột biến cấu trúc NST gây hại cho cơ thể mang đột biến (thể đột biến)? Lấy ví dụ.

Phương pháp giải:

Dựa vào hậu quả của đột biến cấu trúc NST

Lời giải chi tiết:

- Nói đột biến cấu trúc NST gây hại cho cơ thể mang đột biến (thể đột biến) vì: Đột biến cấu trúc NST thường liên quan đến nhiều gene nên có khuynh hướng làm mất cân bằng hệ gene, có thể làm mất gene, hỏng gene dẫn đến thể đột biến bị giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản, thậm chí gây chết.

- Ví dụ:

+ Đột biến mất đoạn trên NST số 5 ở người gây hội chứng cri-du-chat (hội chứng tiếng mèo kêu), trẻ mang đột biến này có tiếng khóc giống mèo kêu và thường tử vong trong năm đầu đời sau sinh.

+ Chuyển đoạn giữa NST số 9 và NST số 22 ở người gây bệnh ung thư tủy cấp tính.

46.2

Kiểu hình mắt dẹt ở ruồi giấm là kết quả của đột biến nào sau đây

A. Mất đoạn NST.

B. Lặp đoạn NST giới tính X.

C. Đảo đoạn NST giới tính X.

D. Chuyển đoạn NST.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiểu hình mắt dẹt ở ruồi giấm

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Kiểu hình mắt dẹt ở ruồi giấm là kết quả của đột biến lặp đoạn NST giới tính X.

46.3

Đột biến số lượng NST gồm những dạng nào? Dạng đột biến NST nào góp phần làm tăng nhanh hàm lượng DNA trong tế bào?

Phương pháp giải:

Dựa vào các dạng đột biến NST

Lời giải chi tiết:

- Các dạng đột biến số lượng NST:

+ Đột biến lệch bội: 2n + 1, 2n - 1,...

+ Đột biến đa bội: đa bội lẻ: 3n, 5n,.., đa bội chẵn: 4n, 6n,..., dị đa bội: mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau.

- Dạng đột biến làm tăng nhanh hàm lượng DNA trong tế bào là đột biến đa bội. Đột biến đa bội làm tăng lượng DNA tế bào theo bội số của n (lớn hơn 2n).

46.4

Trường hợp biến đổi nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc NST

A. Một đoạn NST bị đứt và mất đi.

B. Một đoạn NST lặp lại hai lần.

C. Một đoạn NST đứt ra sau đó quay 180° và nối lại.

D. NST đơn biến đổi thành NST kép.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm đột biến cấu trúc NST

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

A. Một đoạn NST bị đứt và mất đi → Đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn.

B. Một đoạn NST lặp lại hai lần → Đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn.

C. Một đoạn NST đứt ra sau đó quay 180° và nối lại → Đột biến cấu trúc NST dạng đảo đoạn.

D. NST đơn biến đổi thành NST kép → Đây là kết quả của việc nhân đôi NST trước khi phân bào diễn ra – một cơ chế bình thường không phải là đột biến.

46.5

Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây dẫn đến tăng số bản sao của một gene trong tế bào?

A. Mất đoạn NST.

B. Lặp đoạn NST.

C. Đảo đoạn NST.

D. Chuyển đoạn NST.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết đột biến NST

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Đột biến lặp đoạn là hiện tượng một đoạn NST nào đó được lặp lại một hay nhiều lần, dẫn đến tăng số bản sao của một gene trong tế bào.

46.6

Nếu trong lần nguyên phân đầu tiên của một hợp tử 2n, các NST nhân đôi nhưng không phân li sẽ hình thành loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào có bộ NST 2n - 1.

B. Tế bào có bộ NST 2n + 1.

C. Tế bào có bộ NST 3n.

D. Tế bào có bộ NST 4n.

Phương pháp giải:

Dựa vào quá trình phân bào.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Nếu trong lần nguyên phân đầu tiên của một hợp tử 2n, các NST nhân

46.7

Nối các thông tin đã cho ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp.

A

Biến đổi ở bộ NST

B

Dạng đột biến

1. Thiếu một NST ở một cặp trong bộ NST

a) Mất đoạn NST

2. Một đoạn NST đứt và gắn vào một NST khác

b) Thể tam bội

3. Tăng gấp đôi số lượng NST ở tất cả các cặp NST

c) Lặp đoạn NST

4. Một đoạn NST được lặp lại hai lần

d) Thể tứ bội

5. Một đoạn NST bị đứt ra và mất đi

e) Thể lệch bội

6. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng thêm một chiếc

g) Chuyển đoạn NST

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin ở bảng trên

Lời giải chi tiết:

1-e: Thiếu một NST ở một cặp trong bộ NST → Dạng đột biến: Thể lệch bội dạng thể một (2n – 1).

2-g: Một đoạn NST đứt và gắn vào một NST khác → Dạng đột biến: Chuyển đoạn NST.

3-d: Tăng gấp đôi số lượng NST ở tất cả các cặp NST → Dạng đột biến: Thể tứ bội (4n).

4-c: Một đoạn NST được lặp lại hai lần → Dạng đột biến: Lặp đoạn NST.

5-a: Một đoạn NST bị đứt ra và mất đi → Dạng đột biến: Mất đoạn NST.

6-b: Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng thêm một chiếc → Dạng đột biến: Thể tam bội.

46.8

Vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành thông tin trong bảng sau:

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành thông tin trong bảng.

Lời giải chi tiết:

46.9

Trên cánh đồng trồng cà chua tự nhiên (cà chua lưỡng bội), người ta thấy xuất hiện một cây cà chua có kích thước lớn, vượt trội so với các cây còn lại. Quả của cây này có kích thước lớn, bên trong chứa nhiều hạt. Có hai ý kiến đưa ra để giải thích nguyên nhân của hiện tượng này:

1. Đây là hiện tượng sinh trưởng vượt trội do cây sống ở nơi đất giàu dinh dưỡng.

2. Cây cà chua này là một thể đột biến.

Bằng kiến thức đã học, em hãy đề xuất phương pháp để xác định đúng nguyên nhân của hiện tượng trên.

Phương pháp giải:

Trên cánh đồng trồng cà chua tự nhiên (cà chua lưỡng bội), người ta thấy xuất hiện một cây cà chua có kích thước lớn, vượt trội so với các cây còn lại. Quả của cây này có kích thước lớn, bên trong chứa nhiều hạt.

Lời giải chi tiết:

Phương pháp để xác định đúng nguyên nhân của hiện tượng trên: Làm tiêu bản tế bào từ rễ hoặc mô phân sinh đỉnh của cây cà chua, quan sát và đếm số lượng NST trong tế bào dưới kính hiển vi. Nếu bộ NST của cây con là 2n = 24 → giải thích 1 đúng. Nếu bộ NST của cây cà chua con này khác 2n = 24 (>2n) → giải thích 2 đúng.

46.10

Một số đặc điểm khác biệt giữa chuối rừng và chuối nhà được trình bày trong bảng sau

a) Giải thích sự khác nhau về số lượng NST giữa chuối nhà và chuối rừng.

b) Đúng hay sai khi nói rằng chuối nhà có nguồn gốc từ chuối rừng? Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong bảng trên

Lời giải chi tiết:

a) Sự khác nhau về số lượng NST giữa chuối nhà và chuối rừng: Chuối nhà là thể đột biến tam bội, có bộ NST 3n = 27. Chuối rừng là dạng lưỡng bội, có bộ NST 2n = 18.

b) Nhận định trên là đúng. Giải thích: Từ chuối nhà 2n = 18, do đột biến số lượng NST đã tạo ra chuối tam bội 3n = 27: Khi giảm phân, NST nhân đôi nhưng không phân li tạo nên giao tử chứa 2n = 18, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n = 9, tạo hợp tử mang 3n = 27, hợp tử này phát triển thành thể đột biến 3n. Thể đột biến 3n này được con người trồng để lấy quả (chuối nhà).


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 41. Đột biến gene trang 107, 108, 109 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 42. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể trang 110, 111 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 43. Nguyên phân và giảm phân trang 111, 112, 113 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 44. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính trang 114, 115 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 45. Di truyền liên kết trang 115, 116, 117 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 117, 118, 119 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 47. Di truyền học với con người trang 120, 121, 122 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 122, 123, 124 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 49. Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 125, 126, 127 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 50. Cơ chế tiến hoá trang 128, 129, 130 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 51. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất trang 130, 131, 132 - Kết nối tri thức