Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 47. Di truyền học với con người trang 120, 121, 122 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức, SBT KHTN 9 - KNTT Chương 13. Di truyền học với con người và đời sống


Bài 47. Di truyền học với con người trang 120, 121, 122 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Nêu khái niệm bệnh và tật di truyền. Kể tên một số bệnh và tật di truyền ở người

47.1

Nêu khái niệm bệnh và tật di truyền. Kể tên một số bệnh và tật di truyền ở người

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm bệnh, tật di truyền.

Lời giải chi tiết:

- Những thay đổi bất thường về hình thái trên cơ thể do đột biến gây ra gọi là tật di truyền.

- Những rối loạn chức năng của các cơ quan trên cơ thể do đột biến gây ra gọi là bệnh di truyền. Một số bệnh di truyền biểu hiện phức tạp với nhiều triệu chứng được gọi là hội chứng.

- Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền ở người: hội chứng Down, Turner, Klinefelter; bệnh máu khó đông, mù màu, ung thư máu, bạch tạng; tật dính ngón tay, tật hở khe môi, hàm;...

47.2

a) Nêu điểm khác nhau giữa bộ NST của người mắc hội chứng Down, người mắc hội chứng Turner và người bình thường.

b) Có thể nhận biết người mắc hội chứng Down và người mắc hội chứng Turner qua các đặc điểm hình thái nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào các bệnh, tật di truyền.

Lời giải chi tiết:

a) Điểm khác nhau giữa bộ NST của người mắc hội chứng Down, người mắc hội chứng Turner và người bình thường:

- Trong bộ NST của người bình thường có 23 cặp NST, mỗi cặp gồm 2 chiếc.

- Người mắc hội chứng Down có 3 NST ở cặp NST số 21.

- Người mắc hội chứng Turner chỉ có một chiếc X trong cặp NST giới tính.

b) Có thể nhận biết người mắc hội chứng Down và người mắc hội chứng Turner qua các đặc điểm hình thái là:

- Người mắc hội chứng Down có đặc điểm: cổ ngắn, lưỡi dày, bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

- Người mắc hội chứng Turner: bề ngoài có kiểu hình là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

47.3

Hoàn thành thông tin về các bệnh di truyền theo mẫu bảng sau:

Phương pháp giải:

Dựa vào các bệnh, tật di truyền ở người

Lời giải chi tiết:

Bệnh và tật di truyền

Đặc điểm di truyền

Biểu hiện bên ngoài

Bệnh câm điếc bẩm sinh

Đột biến gene lặn trên NST thường hoặc NST giới tính

Bị câm, điếc bẩm sinh

Bệnh bạch tạng

Đột biến gene lặn trên NST thường

Da, mắt, tóc,... màu nhạt khác thường

Bệnh máu khó đông

Đột biến gene lặn nằm trên NST giới tính X

Rối loạn cơ chế đông máu làm xuất hiện các biểu hiện như có các mảng bầm tím lớn, chảy máu bất thường,…

Bệnh mù màu

Đột biến gene lặn nằm trên NST giới tính X

Bệnh nhân không thể phân biệt được màu sắc, có thể không phân biệt được màu đỏ, xanh lá, xanh dương, vàng

Tật hở khe môi, hàm

Đột biến gene

Xuất hiện khe hở tại môi trên, vòm miệng hoặc cả môi vòm

Tật dính hoặc thừa ngón tay, ngón chân

Đột biến gene

Dính hoặc thừa ngón tay, ngón chân

Tật có túm lông ở tai

Đột biến gene trên NST Y

Có túm lông ở tai, chỉ nam giới bị bệnh

47.4

Vì sao Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời?

Phương pháp giải:

Kết hôn giữa những người có họ làm tăng xác suất kiểu gene đồng hợp lặn ở thế hệ con.

Lời giải chi tiết:

Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời vì: Kết hôn giữa những người có họ làm tăng xác suất kiểu gene đồng hợp lặn ở thế hệ con, tạo điều kiện cho các gene lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình dẫn đến thế hệ con bị chết non hoặc mang các bệnh và tật di truyền bẩm sinh. Kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng càng gần thì xác suất xuất hiện kiểu gene đồng hợp lặn càng cao.

47.5

Bộ NST trong Hình 47.1 có thể là bộ NST của người mắc bệnh, tật di truyền nào

A. Bệnh câm điếc bẩm sinh.

B. Hội chứng Klinefelter.

C. Tật hở khe môi, hàm.

C. Hội chứng Turner.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 47.1

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Quan sát bộ NST trong Hình 47.1 cho thấy, người này có 47 chiếc NST trong đó cặp NST giới tính số 23 có 3 chiếc là XXY. Do đó, người này mắc hội chứng Klinefelter với biểu hiện bên ngoài là nam, chậm phát triển, tinh hoàn nhỏ,…

47.6

Điều nào dưới đây là nội dung được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta?

A. Mỗi gia đình chỉ được có một con.

B. Nam chỉ lấy một vợ, nữ chỉ lấy một chồng.

C. Mỗi gia đình có thể sinh con thứ ba nếu điều kiện kinh tế cho phép.

D. Nghiêm cấm kết hôn trong phạm vi hai đời.

Phương pháp giải:

Dựa vào luật hôn nhân và gia đình

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta:

A. Sai, C. Sai. Mỗi gia đình nên dừng lại ở 1 hoặc 2 con, không nên sinh con quá gần.

B. Đúng. Nam chỉ lấy một vợ, nữ chỉ lấy một chồng (hôn nhân một vợ, một chồng).

D. Sai. Nghiêm cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời.

47.7

Cơ sở sinh học của quy định "Hôn nhân một vợ một chồng" trong Luật Hôn nhân và Gia đình là gì?

A. Tránh gia tăng dân số.

B. Đảm bảo bình đẳng giới tính.

C. Trong độ tuổi kết hôn (từ 18 đến 35 tuổi), tỉ lệ nam nữ là 1 : 1.

D. Lí do đạo đức.

Phương pháp giải:

Dựa vào luật hôn nhân và gia đình

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Cơ sở sinh học của quy định "Hôn nhân một vợ một chồng" trong Luật Hôn nhân và Gia đình là: Trong độ tuổi kết hôn (từ 18 đến 35 tuổi), tỉ lệ nam nữ là 1 : 1. Do đó để phù hợp với sự cân bằng giới tính, nam chỉ lấy một vợ, nữ chỉ lấy một chồng.

47.8

Chất độc da cam là tên gọi của một loại thuốc diệt cỏ có chứa chất độc dioxin. Vì sao con, cháu của những người bị nhiễm chất độc da cam có nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh?

Phương pháp giải:

Chất độc da cam là tên gọi của một loại thuốc diệt cỏ có chứa chất độc dioxin.

Lời giải chi tiết:

Dioxin là chất độc hóa học gây nên các biến đổi bất thường đối với hệ thống di truyền, là tác nhân gây bệnh di truyền. Người tiếp xúc trực tiếp với dioxin có nguy cơ mắc bệnh ung thư, thoái hóa khả năng sinh sản, dị tật thai nhi,... Các bất thường di truyền sẽ di truyền cho thế hệ sau, dẫn đến con cháu của người bị nhiễm chất độc da cam vẫn mang bệnh, tật di truyền, bị dị dạng bẩm sinh.

47.9

Nêu những nguyên nhân có thể gây bệnh và tật di truyền. Xung quanh em có những tác nhân gây bệnh di truyền nào? Làm thế nào để hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền?

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết bệnh, tật di truyền.

Lời giải chi tiết:

- Một số tác nhân gây bệnh, tật di truyền ở người: chất phóng xạ, tia UV, sốc nhiệt, các chất độc hóa học (thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hóa học,...), ô nhiễm môi trường, kết hôn cận huyết,...

- Một số biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người:

+ Đấu tranh chống sản xuất vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

+ Bảo vệ môi trường, đấu tranh chống các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

+ Không kết hôn gần.

+ Sử dụng an toàn thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.

47.10

Cho bảng số liệu sau:

Đơn vị tính: Số bé trai/bé gái

Em hãy nhận xét về tỉ số giới tính ở Việt Nam trong các giai đoạn trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng chỉ số

Lời giải chi tiết:

Theo lí thuyết, tỉ lệ giới tính ở người là 1 : 1, thực tế trong giai đoạn 2017 - 2022, tỉ lệ giới tính ~ 112 : 100. Như vậy, thể hiện sự mất cân bằng giới tính trong độ tuổi sơ sinh ở Việt Nam, điều này kéo theo nhiều hệ lụy sau 20 đến 30 năm như nam giới gặp khó khăn trong việc kết hôn, gia tăng các tệ nạn xã hội,… gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế, chính trị, xã hội.

47.11

Một gia đình đã có bốn người con gái. Mặc dù đã trên 40 tuổi nhưng cả hai vợ chồng vẫn tiếp tục kế hoạch sinh thêm con với hi vọng sinh con trai. Hai vợ chồng đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ và lựa chọn giới tính thai nhi. Vận dụng kiến thức về di truyền học với hôn nhân, em hãy cho biết những hành vi trong trường hợp trên không đúng với Luật Hôn nhân và Gia đình, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, không phù hợp với các tiêu chí về hôn nhân dựa trên di truyền học đưa ra. Những hành vi đó dẫn đến hệ lụy như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào cơ sở của Luật hôn nhân và gia đình

Lời giải chi tiết:

- Hành vi trên không đúng với Luật Hôn nhân và Gia đình, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, không phù hợp với các tiêu chí về hôn nhân dựa trên di truyền học đưa ra gồm:

+ Sinh quá hai con.

+ Lựa chọn giới tính thai nhi.

+ Sinh con khi tuổi cao (trên 40 tuổi).

- Những hệ luy kéo theo:

+ Suy giảm sức khoẻ, thậm trí tính mạng của người mẹ.

+ Ảnh hưởng đến việc nuôi dạy các con và kinh tế gia đình.

+ Sinh con khi tuổi cao làm tăng nguy cơ sinh con mang bệnh, tật di truyền.

+ Mất cân bằng giới tính kéo theo những vấn đề về bình đẳng giới, an ninh, xã hội,...


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 42. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể trang 110, 111 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 43. Nguyên phân và giảm phân trang 111, 112, 113 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 44. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính trang 114, 115 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 45. Di truyền liên kết trang 115, 116, 117 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 117, 118, 119 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 47. Di truyền học với con người trang 120, 121, 122 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 122, 123, 124 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 49. Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 125, 126, 127 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 50. Cơ chế tiến hoá trang 128, 129, 130 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 51. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất trang 130, 131, 132 - Kết nối tri thức
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức, SBT KHTN 9 - KNTT