Bài 9. Di truyền gene ngoài nhân trang 64, 65, 66 Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Ở sinh vật nhân thực, gene quy định tính trạng không chỉ có ở trong nhân mà còn có ở trong tế bào chất của tế bào. Vậy gene ở tế bào chất di truyền như thế nào?
CH tr 64 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 64 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Ở sinh vật nhân thực, gene quy định tính trạng không chỉ có ở trong nhân mà còn có ở trong tế bào chất của tế bào. Vậy gene ở tế bào chất di truyền như thế nào?
Phương pháp giải:
Lý thuyết di truyền gene ngoài nhân.
Lời giải chi tiết:
Tính trạng do gene trong tế bào chất quy định được di truyền theo dòng mẹ và có nhiều biến dị về kiểu hình.
CH tr 64 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 64 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Tại sao khi nói đến di truyền ngoài nhân là nói đến Corens?
Phương pháp giải:
Lý thuyết thí nghiệm của correns về di truyền ngoài nhân.
Lời giải chi tiết:
Năm 1892, Correns (1864 - 1933), nhà di truyền học thực vật người Đức tiến hành khám phá lại các quy luật di truyền Mendel.
Trong quá trình nghiên cứu ông đã phát hiện màu lá loang lổ (lá khảm) ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) không tuân theo quy luật Mendel.
Từ đó, ông đưa ra giả thuyết "gene quy định tính trạng màu lá của cây hoa phấn không nằm trên nhiễm sắc thể trong nhân". Năm 1909, Correns công bố về sự tồn tại của gene ngoài nhân và sự di truyền các tính trạng do gene ngoài nhân quy định di truyền theo dòng mẹ.
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 64 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Đọc thông tin trong Bảng 9.1 và cho biết Corens rút ra kết luận về di truyền ngoài nhân dựa trên cơ sở nào?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong Bảng 9.1
Lời giải chi tiết:
Corens rút ra kết luận về di truyền ngoài nhân dựa trên cơ sở đời con có 100% kiểu hình giống mẹ.
CH tr 66 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 66 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Hãy cho biết vì sao DNA ti thể dễ đột biến hơn DNA nhiễm sắc thể.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm di truyền gene ngoài nhân.
Lời giải chi tiết:
Các phân tử DNA ti thể và lục lạp có kích thước nhỏ, do đó, hệ gene trong tế bào chất chứa ít gene → tần số đột biến cao hơn.
CH tr 66 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 66 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Trình bày đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm di truyền gene ngoài nhân.
Lời giải chi tiết:
- Về hàm lượng DNA: Các phân tử DNA ti thể và lục lạp có kích thước nhỏ, do đó, hệ gene trong tế bào chất chứa ít gene.
- Về phương thức di truyền: Trong quá trình phân bào, gene tế bào chất được phân chia một cách ngẫu nhiên, do đó, các tế bào con có thể có số lượng gene trong tế bào chất khác nhau. Trong quá trình thụ tinh, gene trong nhân của tinh trùng và trứng đều đóng góp vào hệ gene của hợp tử, nhưng gene tế bào chất của hợp tử chủ yếu nhận từ trứng, nghĩa là tinh trùng hầu như không truyền tế bào chất cho hợp tử. Gene trong tế bào chất được truyền từ mẹ nên còn được gọi là di truyền theo dòng mẹ.
CH tr 66 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 66 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Những cây lai được tạo ra trong kĩ thuật lai tạo giống lúa có mang tính trạng bất thụ đực không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng gene di truyền ngoài nhân trong sản xuất nông nghiệp
Lời giải chi tiết:
Những cây lai được tạo ra trong kĩ thuật lai tạo giống lúa có mang tính trạng bất thụ đực vì tính trạng bất thụ đực do gene nằm trong ti thể → di truyền theo dòng mẹ mang gene đột biến (bất thụ đực).
CH tr 67 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 67 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Vì sao phân tích DNA ti thể lại có thể xác định được nguồn gốc tiến hóa loài người?
Phương pháp giải:
Ứng dụng của gene di truyền ngoài nhân trong nghiên cứu sự tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
Các nhà khoa học có thể tách chiết và giải trình tự hệ gene trong ti thể của các bộ xương hóa thạch từ các loài người đã tuyệt chủng và so sánh với hệ gene trong ti thể của các chủng tộc người đang sống ở các châu lục, từ đó có thể xác định được nguồn gốc tiến hóa của loài người.
CH tr 67 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 67 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Ở người, một số bệnh (phần lớn là hiếm gặp) do gene trong ti thể quy định như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer,... Trong thực tế, mẹ bị bệnh thì các con sinh ra có thể có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh hoặc mức độ biểu hiện bệnh (nặng, nhẹ) cũng rất khác nhau và khi tuổi càng cao thì bệnh thường bị nặng hơn. Hãy giải thích nguyên nhân của những hiện tượng đó.
Phương pháp giải:
Lý thuyết di truyền ngoài nhân.
Lời giải chi tiết:
- Bệnh do gen ti thể có thể di truyền từ mẹ sang con theo kiểu mẹ di truyền.
- Mức độ biểu hiện bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Khi tuổi càng cao, bệnh do gen ti thể thường bị nặng hơn do DNA ti thể giảm khả năng sửa chữa.