Bài 1(3.44). Cho \(P = \left( { - 1} \right).\left( { - 2} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 4} \right).\left( { - 5} \right).\) a) Xác định dấu của tích P; b) Dấu của P thay đổi thế nào nếu đổi dấu ba thừa số của nó?
Bài 2(3.45). Tính giá trị của biểu thức: a) (-12).(7-72)-25.(55-43); b) (39-19): (-2)+(34-22).5.
Bài 3(3.46). Tính giá trị của biểu thức \(A = 5ab - 3\left( {a + b} \right)\) với a = 4, b = -3.
Bài 4(3.47). Tính một cách hợp lí: a) 17. [29 – (-111)] + 29. (-17); b) 19.43 + (-20). 43 – (-40).
Bài 5(3.48). a) Tìm các ước của 15 và các ước của -25. b) Tìm các ước chung của 15 và -25.
Bài 6(3.49). Sử dụng các phép tính với số nguyên (có cả số nguyên âm) giải Bài toán sau: Công nhân của một xưởng sản xuất được hưởng theo lương sản phẩm như sau: - Làm ra một sản phẩm đạt chất lượng thì được 50 000 đồng. - Làm ra một sản phẩm không đạt chất lượng thì bị phạt 10 000 đồng. Tháng vừa qua một công nhân làm được 230 săn phẩm đạt chất lượng và 8 sản phẩm không đạt chất lượng. Hỏi công nhân đó được lĩnh bao nhiêu tiền lương?
Bài 7. Sử dungk tính chất chia hết của một tổng các số nguyên dương (tương tự như đối với số tự nhiên) để giải bài toán sau: Tìm số nguyên x \(\left( {x \ne - 1} \right)\) sao cho 2x – 5 chia hết cho x + 1 .