Lý thuyết Alcohol - Hóa học 11 - Kết nối tri thức
- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nguyên tử carbon no.
I. Khái niệm, danh pháp
1. Khái niệm
- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nguyên tử carbon no.
- Bậc của alcohol là bậc của nguyên tử carbon liên kết với nhóm hydroxyl.
2. Danh pháp
Danh pháp thay thế
- Monoalcohol: Tên hydrocarbon (bỏ e ở cuối) + Vị trí nhóm –OH + ol.
- Polyalcohol: Tên hydrocarbon + Vị trí nhóm –OH + Độ bội nhóm –OH + ol.
II. Đặc điểm cấu tạo
- Alcohol thường bị phân cắt ở liên kết O-H hoặc liên kết C-O.
III. Tính chất vật lí
- Trạng thái:
+ C1 – C12: lỏng.
+ C13 trở lên: rắn.
- Nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon và dẫn xuất halogen.
- Dễ tan trong nước do chúng tạo liên kết hydrogen với nhau và với nước.
- Độ tan trong nước giảm dần khi phân tử khối tăng dần.
IV. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH
- Phản ứng với kim loại mạnh như sodium, potassium.
2R-OH + 2Na → 2RONa + H 2
2. Phản ứng tạo ether
- Đun nóng alcohol với H 2 SO 4 đặc ở 140 o C tạo ether.
ROH + R’OH → RCOR’ + H 2 O
3. Phản ứng tạo alkene
- Acol đi qua H 2 SO 4 đặc, H 3 PO 4 đặc, Al 2 O 3 thì alcohol bị tách nước tạo alkene.
- Quy tắc Zaitsev: Trong phản ứng tách nước của alcohol, nhóm –OH bị tách ưu tiên với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn.
4. Phản ứng oxi hóa
a, Oxi hóa không hoàn toàn
R-CH 2 -OH + CuO → R-CH=O + Cu + H 2 O
alcohol bậc I aldehyde
R-CH(OH)-R’ + CuO → R-CO-R’ + Cu + H 2 O
alcohol bậc II ketone
b, Phản ứng cháy của alcohol
C n H 2n+1 OH + 3n/2O 2 → nCO 2 + (n+1)H 2 O
5. Phản ứng riêng của polyalcohol với Cu(OH) 2
- Các alcohol có nhóm –OH liên kề tác dụng được với copper(II)hydroxide tạo dung dịch màu xanh lam đậm.
→ Dùng để nhận biết polyalcohol có nhóm –OH liền kề.
V. Ứng dụng
- Dung môi.
- Rượu, bia.
- Nhiên liệu.
- Nguyên liệu tổng hợp hóa chất …
VI. Điều chế
1. Hydrate hóa alkene
CH 2 =CH 2 + H 2 O → C 2 H 5 OH
2. Điều chế ethanol bằng phương pháp hóa sinh
(C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O → nC 6 H 12 O 6
C 6 H 12 O 6 → 2C 2 H 5 OH + 2CO 2
3. Điều chế glycerol
SƠ ĐỒ TƯ DUY